Biển báo tốc độ tối thiểu là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của biển báo tốc độ tối thiểu? Mức xử phạt nếu đi quá chậm? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi không tuân thủ về tốc độ tối thiểu?
Biển báo tốc độ tối thiểu thường sẽ được bố trí tại các khu vực mà yêu cầu lưu thông xe ở tốc độ cao. Điều này cũng đã giúp các xe di chuyển được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Nếu như vi phạm chỉ dẫn tại biển báo này, thì người điều khiển phương tiện sẽ có thể bị phạt hành chính. Như vậy biển báo tốc độ tối thiểu là gì? Mức xử phạt nếu đi quá chậm?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
–
Mục lục bài viết
1. Biển báo tốc độ tối thiểu là gì?
Biển báo hiệu chính là một trong những loại biển báo giao thông rất quan trọng, biển báo hiệu lệnh sẽ hướng dẫn người tham gia giao thông sẽ phải thực hiện các hiệu lệnh như là: đi thẳng, chạy chậm lại, chạy nhanh hơn so với tốc độ tối thiểu, vòng sang phải, vòng sang trái,…
Tốc độ tối thiểu cho phép chính là tốc độ nhỏ nhất ở trên một tuyến đường, một đoạn đường hoặc làn đường mà được cấp có thẩm quyền quy định. Người điều khiển phương tiện sẽ không được phép vận hành xe ở một tốc độ nhỏ hơn khi mà có điều kiện giao thông đảm bảo được an toàn cho phép xe chạy với tốc độ cao hơn.
Như vậy, biển báo tốc độ tối thiểu chính là biển báo hiệu lệnh hướng dẫn người tham gia giao thông phải chạy với tốc độ cao hơn hoặc bằng so với tốc độ được ghi ở trên biển báo hiệu lệnh về tốc độ tối thiểu. Khi trên một tuyến đường mà được căm biển báo hiệu lệnh tốc độ tối thiểu thì những người điều khiển phương tiện không được phép vận hành xe với tốc độ nhỏ hơn khi mà có điều kiện giao thông đảm bảo được an toàn cho phép xe chạy với tốc độ cao hơn.
Ví dụ, ở trên một tuyến đường A, cơ quan có thẩm quyền đã cắm biển báo tốc độ tối thiểu là 30km/h, thì tức là khi người tham gia giao thông ở trên tuyến đường này sẽ phải điều khiển phương tiện của mình với tốc độ là lớn hơn hoặc bằng 30km/h.
2. Đặc điểm, ý nghĩa của biển báo tốc độ tối thiểu:
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo tốc độ tối thiểu sẽ được ký hiệu là R.306. Biển báo này là có dạng là hình tròn, có nền màu xanh dương và ở chính giữa biển là số ghi tốc độ tối thiểu màu trắng.
Đây cũng là một trong những biển báo giao thông của nhóm biển hiệu lệnh, biển báo này có tác dụng báo hiệu cho những người tham gia giao thông biết được các điều bắt buộc mà mình phải chấp hành.
Biển báo R.306 được sử dụng ở trên các tuyến đường giao thông nhằm để báo tốc độ tối thiểu cho phép những xe cơ giới chạy. Con số mà được ghi trên biển báo tốc độ tối thiểu cho phép được tính bằng km/h.
Biển báo tốc độ tối thiểu sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với những loại xe cơ giới vận hành với tốc độ là không nhỏ hơn trị số được ghi trên biển trong điều kiện thuận lợi và an toàn. Những loại xe mà có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất mà không đạt tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ không được phép đi vào đoạn đường có cắm biển R.306.
Như vậy, chỉ cần nhìn vào chính con số trên biển báo, thì người tham gia giao thông sẽ biết được tốc độ chạy xe mà mình cần tuân thủ là bao nhiêu.
Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép sẽ chỉ áp dụng với những đoạn đường mà cần nâng cao năng lực thông xe, ở ngoài những khu đông dân cư, xe chạy với tốc độ cao.
3. Mức xử phạt nếu đi quá chậm:
Tại
– Đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: tại điểm s khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt quy định người nào điều khiển phương tiện giao thông là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời người này cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như do hành vi này của người lái xe mà dẫn đến gây tai nạn giao thông.
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: tại điểm q khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt quy định người nào điều khiển phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đồng thời người này cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như do hành vi này của người lái xe mà dẫn đến gây tai nạn giao thông.
– Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: tại điểm i khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt quy định người nào điều khiển phương tiện giao thông là xe máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, đồng thời người này cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng nếu như do hành vi này của người lái xe mà dẫn đến gây tai nạn giao thông.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi không tuân thủ về tốc độ tối thiểu:
Tại chương IV của Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi Nghị Định 123/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt thì thẩm quyền xử phạt lỗi không tuân thủ về tốc độ tối thiểu thì người có thẩm quyền xử phạt đó là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý của địa phương mình
– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
– Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh hay cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an hay Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất mà trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ mình được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Khi phát hiện ra người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hành vi điều khiển phương tiện với tốc độ thấp hơn so với biển báo tốc độ tối thiểu mà tuyến đường tham gia giao thông có cắm biển báo thì người có thẩm quyền lập biên bản sẽ lập biên bản về hành vi này của người điều khiển phương tiện, những người có thẩm quyền lập biên bản đó chính là:
– Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã nêu ở trên
– Công an viên mà trong phạm vi quản lý của địa phương;
– Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ mà trong phạm vi địa bàn quản lý của chính Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Chỉ không lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có hành vi điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ thấp hơn so với tốc độ tối thiểu trong biển báo tốc độ tối thiểu. Bởi vì tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định các trường hợp bị xử phạt hành chính nhưng không phải lập biên bản đó là:
– Xử phạt cảnh cáo
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, xử phạt tiền 500.000 đồng đối với tổ chức
Mà khi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có hành vi điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ thấp hơn so với tốc độ tối thiểu trong biển báo tốc độ tối thiểu sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Như vậy, đối với trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ chỉ quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ chứ không phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính sẽ thực hiện ra quyết định xử phạt hành chính đối với người vi phạm
Đối với người vi phạm, thì sau khi nhận quyết định xử phạt hành chính sẽ phải thực hiện nộp phạt theo đúng nghĩa vụ của mình mà đã ghi rõ trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn theo quy định của pháp luật mà người vi phạm chưa hoàn thành xong nghĩa vụ của mình thì người vi phạm sẽ bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và tính mỗi ngày bị chậm nộp tiền phạt, người vi phạm sẽ phải nộp thêm cho nhà nước là 0,05% tiền lãi tính trên tổng số tiền phạt mà người vi phạm chưa nộp.