Văn bản quản lý hành chính Nhà nước là gì? Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi nào? Quy định pháp luật về văn bản quản lý hành chính nhà nước? Đặc điểm của văn bản quản lý hành chính nhà nước?
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những văn bản và quyết định thông tin quản lý do cơ quan nhà nước ban hành. Bằng cách xây dựng và thực hiện văn bản quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động làm cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt, phối hợp, đạt hiệu quả cao, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều tiết các quá trình xã hội theo mục tiêu định sẵn. Vậy văn bản quản lý hành chính Nhà nước hết hiệu lực khi nào?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư;
– Nghị định
Mục lục bài viết
1. Văn bản quản lý hành chính nhà nước là gì?
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của văn bản nhà nước, bao gồm những văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước dùng để đưa các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành. Các văn bản thuộc thẩm quyền lập pháp (văn bản luật, văn bản dưới luật mang tính chất luật) hoặc thuộc quyền tư pháp (cáo trạng, bản án, …) không phải là văn bản quản lý hành chính nhà nước.
2. Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi nào?
Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về thời điểm có hiệu lực của các văn bản hành chính hay thời điểm nào là văn bản hành chính đó hết hiệu lực.
Trên thực tế, một số văn bản hành chính sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày ký vào văn bản hoặc vào một ngày khác nếu đươc quy định cụ thể trong văn bản đó. Hay có những trường hợp văn bản hành chính không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực của văn bản đó thì hiệu lực của văn bản đó xác định hết khi nội dung công việc được điều chỉnh trong văn bản đã hoàn thành.
3. Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước:
Việc phân loại văn bản quản lý nhà nước có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ như có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để phân loại văn bản quản lý nhà nước:
– Theo tác giả: có văn bản của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố; Văn phòng Chính phủ; Sở Nội vụ…
– Theo tên loại: quyết định; nghị quyết; nghị định; thông tư …
– Theo nội dung của văn bản;
– Theo mục đích biên soạn và sử dụng;
– Theo thời gian, địa điểm hình thành văn bản;
– Theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn: văn bản về giáo dục; văn bản về y tế; …
– Theo hướng chu chuyển của văn bản: văn bản đi; văn bản đến;…
– Theo kỹ thuật chế tác: có văn bản được viết trên gỗ; có văn bản viết trên đá; có văn bản viết trên tre; lụa; giấy; có văn bản được viết trên đĩa CD; trên mạng điện tử…
– Theo ngôn ngữ thể hiện: có văn bản bằng tiếng Anh; văn bản bằng tiếng Việt…
– Theo tính chất cơ mật và phạm vi phổ biến của văn bản: có văn bản mật; văn bản thường; …
– Theo mối quan hệ có tính cấp độ: có văn bản là luật; văn bản dưới luật;
– Theo hiệu lực pháp lý: có văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản chuyên môn kỹ thuật.
4. Các loại văn bản quản lý nhà nước:
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước bao gồm như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là: văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong
Văn bản Hành chính thông thường
Văn bản Hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi, ghi chép công việc… của các cơ quan quản lý nhà nhà nước, bao gồm các loại văn bản sau:
Văn bản chuyên
Văn bản chuyên là những văn bản mang tính đặc thù của nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực như: kế hoạch, thống kê, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, ngoại giao..
Văn bản kỹ thuật
Văn bản kỹ thuật những trong các lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, thí tượng, thủy văn, …
Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt bao gồm những quyết định hành chính thành văn mang tính áp dụng áp luật do các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định để đưa ra những quy tắc xử sự riêng biệt áp dụng một lần đối với một hay một nhóm đối tượng cụ thể: lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, quy định,…
5. Đặc điểm của văn bản quản lý hành chính nhà nước:
Hình thức văn bản hành chính được xác định như sau:
+ Thành phần chính: quốc hiệu và tiêu ngữ; tên cơ quan, tổ chức soạn thảo văn bản; số, ký hiệu của văn bản; ngày tháng và thời gian phát hành văn bản; tên loại và tóm tắt nội dung văn bản; nội dung văn bản; chức vụ, họ tên và địa chỉ của người có thẩm quyền; con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức và nơi nhận.
+ Thành phần khác: phụ lục; dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn cấp, các chỉ dẫn về phạm vi phát hành; tên người soạn thảo văn bản và số lượng bản in; địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số fax.
Khi viết một văn bản hành chính thì cần chú ý đến thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính sau:
Với khổ giấy A4 thì trình bày nội dung theo chiều ngang của khổ A4 hoặc văn bản có nhiều mục nhưng không được chia làm những phụ lục riêng biệt thì phải được trình bày theo bề rộng. Nội dung phải cách mép trên và mép dưới từ 20 đến 25 mm, cách mép trái từ 30 đến 35 mm, cách mép phải từ 15 đến 20 mm. Phông chữ được trình bày là phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode, màu đen, . …
Từ ngữ dùng trong văn bản hành chính là các từ ngữ phổ thông, không có từ ngữ lạc nghĩa như tiếng lóng, . .. nhưng đối với những thuật ngữ chuyên ngành thì phải viết khoa học và hợp lí. Lưu ý rằng từ ngữ dùng trong văn bản hành chính phải viết đúng chính tả. Do đó, ngôn ngữ, từ ngữ dùng trong trong văn bản hành chính cần bảo đảm tính thống nhất, phổ thông và cách diễn đạt phải đơn giản, dễ nhớ.