Các trường hợp công dân bị hạn chế quyền tự do cư trú? Quyền tự do cư trú của công dân được thực hiện như thế nào? Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú? Các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú?
Quyền tự do đi lại và cư trú của công dân là một trong những quyền nhân thân quan trọng, được pháp luật bảo hộ. điều này được thể hiện tại Điều 23
Căn cứ pháp lý:
– Luật cư trú năm 2020;
– Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú do Bộ Công an ban hành.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp công dân bị hạn chế quyền tự do cư trú:
Công dân có quyền thực hiện quyền tự do cư trú nhưng vẫn bị hạn chế trong một số trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2021)cụ thể là trường hợp sau đây:
– Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, quản chế, cấm cư trú hoặc cải tạo không giam giữ; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang được tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người đang trong thời gian thử thách được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
– Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
– Người có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng mà đang phải thực hiện quy định về cách ly;
– Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật cư trú; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp khác theo quy định của luật.
Quy định về hạn chế việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ thực hiện theo quy định của luật, nếu không thuộc các trường hợp luật quy định thì không có cá nhân, tổ chức nào được phép hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Căn cứ theo Nội dung, thời gian thực hiện hạn chế quyền tự do cư trú theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Trước đây, Điều 4 Luật Cư trú 2020 bổ sung thêm 10 trường hợp bị hạn chế quyền cư trú so với Điều 10 Luật Cư trú 2006 chỉ quy định 03 trường hợp công dân bị hạn chế quyền cư trú như sau:
– Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
– Người bị
– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
2. Quyền tự do cư trú của công dân được thực hiện như thế nào?
Quyền tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân, được xác định trong các văn bản chẳng hạn như: Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và tất cả các bản Hiến pháp của nước ta.
Theo đó, quyền công dân về cư trú tại Điều 8 Luật Cư trú năm 2020 nêu rõ thì công dân có 07 quyền về cư trú, bao gồm:
– Lựa chọn, đăng ký cư trú, quyết định nơi cư trú của mình phù hợp với quy định của Luật cư trú và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm bí mật thông tin về hộ gia đình, thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình.
– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có yêu cầu hoặc khi có thay đổi..
– Được cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú công dân.
– Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
3. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú:
Các hành vi nghiêm cấm về cư trú của công dân được quy định tại Điều 7 Luật cư trú năm 2020, cụ thể như sau:
– Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú của mình.
– Hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thông qua việc lạm dụng sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú.
– Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc thực hiện đăng ký, quản lý cư trú.
– Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, giấy tờ thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; thực hiện không đúng hoặc không thực hiện thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
– Thu, sử dụng, quản lý lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, tài liệu, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, thông tin, hồ sơ về cư trú.
– Cố ý cấp hoặc từ chối cấp tài liệu, giấy tờ về cư trú của công dân trái với quy định của pháp luật.
– Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
– Làm giả tài liệu, giấy tờ dữ liệu về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; sử dụng tài liệu, giấy tờ, dữ liệu giả về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại tài liệu, giấy tờ về cư trú.
– Tổ chức, xúi giục, kích động, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức, giúp sức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
– Khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó mà cơ quan có thẩm quyền vẫn giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
– Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó hoặc đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình nhằm mục đích vụ lợi.
– Truy nhập, khai thác, làm cản trở, hủy hoại, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4. Các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú:
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA thì các trường hợp sau sẽ tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú:
– Những người thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 đang trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trường hợp quy định tại khoản 3 điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA;
– Người đang sinh sống tại các khu vực, địa điểm được cơ quan, người có thẩm quyền công bố đang bị cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly tính từ thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc thì tạm thời thủ tục thay đổi nơi cư trú chưa được giải quyết;
– Tạm thời chưa giải quyết các thủ tục về đăng ký cư trú tại những nơi mà người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú bị áp dụng hình phạt cấm cư trú cho đến khi chấp hành xong hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình phạt cấm cư trú đối với họ.
Tại những địa phương mà Tòa án cấm người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú.