Khi sản xuất về đưa sản phẩm hàng hóa của mình ra thị trường, các doanh nghiệp luôn hướng tới việc chú trọng nhãn hiệu. Dưới đây là bài phân tích về hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu:
1.1. Khái niệm nhãn hiệu:
– Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Nhãn hiệu được hiểu là hình thức bên ngoài của sản phẩm. Nó là hình ảnh tượng trưng cho phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm. Hay nói cách khác, nhãn hiệu là dấu ấn bên ngoài mà người tiêu dùng tiếp cận được khi tìm hiểu và lựa chọn một sản phẩm bất kỳ.
– Thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa kiểu dáng công nghiệp với nhãn hiệu. Về cơ bản, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đều là hình thức, dấu ấn bên ngoài của một sản phẩm. Kiểu dáng là kích thước, hình dạng sản phẩm. Nhãn hiệu là từ ngữ, hình ảnh thể hiện trên sản phẩm. Nếu kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là đấu ấn đầu tiên mà người tiêu dùng nhìn vào nhằm quyết định mua sản phẩm hay không; thì nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm trên thị trường.
1.2. Vai trò của nhãn hiệu:
– Khi cho ra một một thương hiệu, sản phẩm bất kỳ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến nhãn hiệu. Người ta thường tạo nhãn hiệu cho riêng mình bằng từ ngữ, hình ảnh. Nhãn hiệu mang đậm tính chất riêng của từng loại sản phẩm khác nhau. Nhãn hiệu tạo nên sự đa dạng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm.
– Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh cao như ngày nay, nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện dấu ấn riêng của sản phẩm; tạo ấn tượng cho người sử dụng. Nó là căn cứ để người dùng xác định thương hiệu của sản phẩm.
– Nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợi ích của doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: Nhãn hiệu được xem là cơ sở để tạo nên danh tiếng, thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp. Nhãn hiệu giúp công ty, doanh nghiệp sản xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh cho mình. Bởi lẽ, nhãn hiệu là “bộ mặt” của sản phẩm, nó tạo nên phong cách riêng cho doanh nghiệp đó. Người dùng thường dựa vào nhãn hiệu để lựa chọn sản phẩm của một doanh nghiệp bất kỳ. Nhãn hiệu càng được nhiều người nhớ đến thì doanh nghiệp đó càng có tiếng tăm. Vậy nên, nhãn hiệu còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo ra một nguồn động lực khuyến khích công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu có họ có một danh tiếng tốt.
+ Đối với người sử dụng: Nhãn hiệu là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sử dụng cho mình. Bởi lẽ, nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Dựa vào nhãn hiệu, người sử dụng sẽ lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình; hạn chế đến mức tối đa gặp phải hàng giảm hàng nhái.
2. Thế nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, có thể hiểu, xâm phạm nhãn hiệu là việc sao chép, sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu mà không có sự đồng ý của họ. Xâm phạm nhãn hiệu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bởi, muốn được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền nhãn hiệu, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, hành vi xâm phạm nhãn hiệu khiến cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của cơ quan chức năng có thẩm quyền bị ảnh hưởng. Chính vì những lý do đó, xâm phạm nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử phạt như thế nào?
– Theo quy định Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ, đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử phạt với các hình thức cụ thể sau đây:
+ Đối tượng vi phạm buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
+ Buộc bồi thường thiệt hại;
+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
– Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu có yếu tố tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xâm phạm nhãn hiệu là một trong những hành vi vi phạm quyền sở hữu được luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Chính vì vậy, cá nhân vi phạm có thể đứng trước những biện pháp xử phạt như trên.
–
+ Theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy vào từng trường hợp vi phạm.
+ Theo quy định tại Điều 12 Nghị định này, hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể.
+ Theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Như vậy, hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, quy định về mức xử phạt hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng mà Nhà nước đưa ra khá cụ thể và rõ ràng. Các biện pháp mà Nhà nước đưa ra nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại, cũng như quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển hoạt động thương mại văn minh, công bằng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc áp dụng các biện pháp xử lý với việc xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng mang tính chất linh hoạt, phụ thuộc vào việc kiểm tra thực tiễn của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Với từng hành vi cụ thể, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nhận một mức xử phạt tương ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp