Thủ tục giảm thiểu thiệt hại khi bị hải quan giữ hàng hóa? Tại sao hàng hóa nhập khẩu bị hải quan giữ hàng hoặc xử lí chậm? Thời hạn cơ quan hải quan giữ hàng hóa mà pháp luật cho phép?
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ, chức năng thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật về hải quan. Trên thực tế việc bị tịch thu hay bị giữ lại ở cơ quan hải quan là chuyện thường thấy. Nếu bạn gặp phải trường hợp như vậy cần thực hiện các hoạt động sau để giảm thiểu thiệt hại và nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 09/2019/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của thông tư số 65/2017/tt-btc ngày 27 tháng 6 năm 2017 của bộ trưởng bộ tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
–
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục để giảm thiểu thiệt hại khi bị hải quan giữ hàng hóa:
- 2 2. Nguyên nhân hàng hóa nhập khẩu bị hải quan giữ hàng hoặc xử lí chậm:
- 2.1 2.1. Danh mục sản phẩm là hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ quy định:
- 2.2 2.2. Hàng hóa nhập khẩu không có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa:
- 2.3 2.3. Cung cấp sai thông tin, giá trị đơn hàng để thực hiện hành vi trốn thuế:
- 2.4 2.4. Tự thân cơ quan hải quan bị “quá tải” :
- 3 3. Thời hạn cơ quan hải quan giữ hàng hóa mà pháp luật cho phép:
1. Thủ tục để giảm thiểu thiệt hại khi bị hải quan giữ hàng hóa:
Trong trường hợp bị giữ hàng hóa sẽ xảy ra hai trường hợp khi hàng hoá bị hải quan tịch thu đó là bạn có mặt tại nơi đó hoặc không?
Nếu bạn đang tại nơi bị tịch thu hàng hoá NK thì hải quan nêu rõ ràng lí do hàng hoá của bạn bị giữ và thông tin tịch thu kê khai danh mục đồ sẽ được gửi đến bạn. Từ đấy, Hải quan sẽ yêu cầu bạn nộp những giấy tờ liên quan về hàng hoá như phiếu mua hàng, loại hàng hoá, xuất xứ, để hải quan xác minh và nếu hàng hoá không có thật sẽ yêu cầu bạn khai báo. ..
Trường hợp bạn không có mặt tại địa điểm bị tịch thu hàng hoá thì “
+ Danh tính người thực thi công vụ;
+ Cơ sở pháp lý của sự việc;
+ Kê khai đồ bị giữ.
Để xử lý được vướng mắc khi bị giữ hàng, bạn phải biết được lý do vì sao bị giữ hàng. Cùng với đó, liên lạc trao đổi với cán bộ hải quan nhằm đưa ra biện pháp giải quyết sớm nhất hoặc cung cấp chứng từ bị giữ. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu nhất các rủi ro khi order và vận chuyển hàng hoá, nên nhờ đến công ty dịch vụ vận chuyển hàng hoá chuyên nghiệp. Các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm vận chuyển sẽ thay bạn đứng đầu ra giải quyết chứng từ, hồ sơ hải quan và bảo đảm hàng hoá của bạn được an toàn. Đầu tiên bạn cần tìm hiểu là xem danh sách hàng hoá của bạn có những mặt hàng cần giấy phép không và cấp giấy phép như thế nào? Còn nếu bạn nghi ngờ tính hợp pháp của việc thu đồ và không đồng ý trả lại hàng thì bạn không cần giải thích gì nữa vì đồ sẽ được thiêu huỷ.
Thứ 2 bạn nên kháng nghị quyết định hành chính đối với việc tịch thu đồ nếu bạn cho thấy việc tịch thu là không cần thiết. Ngoài ra nếu bạn không có mặt tại cửa khẩu thì bạn cũng cần gửi đơn yêu cầu Hải quan trả lại đồ giúp bạn. Trong trường hợp Hải quan bác bỏ, bạn có thể yêu cầu phục hồi kinh tế.
Thứ 3: Nếu bạn không hài lòng với cách giải quyết của Hải quan, bạn có thể gửi ý kiến phàn nàn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi quyết định hành động tiếp theo của mình. Bạn nên dặn người thân hoặc bạn bè ở nước ngoài giữ các hóa đơn mua hàng đến khi bạn đã nhận được hàng.
2. Nguyên nhân hàng hóa nhập khẩu bị hải quan giữ hàng hoặc xử lí chậm:
2.1. Danh mục sản phẩm là hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ quy định:
Tất cả danh mục hàng hạn chế và không được khuyến khích nhập khẩu vào Việt Nam được quy định trong thông tư số 09/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính công bố ngày 1/4/2019. Danh sách những hàng hoá bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam khá nhiều gồm:
– Vũ khí (vũ khí sát thương, súng thô sơ, vũ khí hỗ trợ, vũ khí thể thao và vũ khí không có công năng, tác dụng tương đương); vật liệu nổ (là chất dưới ảnh hưởng của yêu thích ban đầu gây nên chuyển động nhanh chóng, mạnh, nóng, cháy, phát lửa hoặc tạo ra âm thanh lớn như bom, mìn. Tóm lại những đồ vật gây nguy cơ cao gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người sẽ bị hạn chế.
– Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (áo quần, giày dép, túi xách thời trang, đồ điện tử, máy móc, thiết bị công nghiệp…);
– Sản phẩm công nghiệp đã qua sử dụng. Ví dụ gồm: dây chuyền máy ép, hệ thống máy dập khuôn, dây chuyền xử lý nước thải, …
2.2. Hàng hóa nhập khẩu không có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa:
Đối với một số mặt hàng đặc biệt và mặt hàng có giá trị cao như đồ điện tử, trang sức, đồng hồ, quần áo hàng hiệu… thì cần kiểm chứng xuất sứ liệu có phải hàng nhái hàng giả hàng kém chất lượng hay không nên sẽ yêu cầu chặt chẽ về chứng từ, hóa đơn mới được thông quan. Tuy nhiên không phải mặt hàng nào cũng cần kiểm tra chứng từ xuất xứ hàng hóa. Do thiếu chứng từ vì vậy phía hải quan sẽ xử lý đơn hàng chậm, hàng hóa bị nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,…trong trường hợp bạn không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của đơn hàng sẽ rất dễ bị hải quan tịch thu. Hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là hàng được gắn chứng nhận đã đăng ký thương hiệu trên bề mặt sản phẩm, trên bao bì hoặc trên bất kỳ thông tin quảng cáo nào đính kèm sản phẩm mà không có sự cho phép phân phối của chủ thương hiệu như Chanel, Gucci, Dior, YSL,… Với những trường hợp này, do bạn đã có hành vi vi phạm pháp luật nên khi kiểm tra hàng hóa chắc chắn sẽ bị thu giữ, nếu không cẩn thận bạn còn vướng phải những rắc rối liên quan đến pháp luật. Để chứng minh các hàng hóa này không phải hàng giả hàng nhái bạn cần kiểm tra chuẩn bị đầy đủ chứng từ hàng hóa.
2.3. Cung cấp sai thông tin, giá trị đơn hàng để thực hiện hành vi trốn thuế:
Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, các trường hợp khai sai có ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp (gồm các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế), những hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 9, Điều 14 Nghị định 128. Thường người gửi hay người nhận hàng sẽ khai thông tin giá trị đơn hàng sai sự thật để trốn thuế. Như vậy nếu bạn có hành vi trốn thuế thì chắc chắn hoàng hóa của bạn sẽ bị giữ lại bởi cơ quan hải quan. Với những đơn hàng có số lượng lớn, người mua sẽ phải chịu thêm một khoản phí cao. Và để trốn thu, nhiều người thường khai giảm giá trị của đơn hàng, thông tin của đơn hàng của họ. Mặt khác với những món đồ có giá trị cao thì người mua hàng phải chứng thực thêm các loại giấy tờ, hóa đơn để chứng minh hàng của bạn là hợp pháp.
2.4. Tự thân cơ quan hải quan bị “quá tải” :
Hàng hóa bị hải quan giữ lại do đơn vị này xử lý chậm trễ là điều không hề hiếm. Do khối lượng hàng hóa về cùng một lúc có số lượng quá lớn nên nhân viên hải quan chưa thể xử lý kịp thời.
3. Thời hạn cơ quan hải quan giữ hàng hóa mà pháp luật cho phép:
Pháp luật hiện nay không quy định về việc được giữ hàng của hải quan mà chỉ quy định về thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Đây cũng là một thiếu sót trong quá trình lập pháp vì đã từng có trường hợp sau khi đã nộp lại giấy tờ chứng từ hàng hóa chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm nhưng vẫn không thấy cơ quan hải quan trả lại hàng hóa cho họ. Do đó hải quan chỉ giữ hàng trong trường hợp vận chuyển hàng hóa trái phép theo quy định của pháp luật như đã trình bày.
Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa, thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa được qui định tại Mục 5
+ Thời hạn: không quá 02 giờ làm việc hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan (kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan).
+ Thời hạn: Không quá 08 giờ làm việc hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa (kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng cho Cơ quan hải quan).
Một số trường hợp đặc biệt cần thực hiện tính thời hạn giữ hàng hóa:
– Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định thì trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế,… theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày về thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho Cơ quan hải quan.