Các công trình này được xây dựng kiên cố, trong một khoảng thời gian tương đối lâu. Do đó, hàng năm, các công trình xây dựng thường được tiến hành bảo trì. Định mức kinh phí bảo trì định kỳ hàng năm công trình xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng của việc bảo trì công trình xây dựng ở nước ta hiện nay:
– Công trình xây dựng là hệ thống cơ sở xây dựng hạ tầng lớn. Các công trình xây dựng này được tạo lập nên trong một khoảng thời gian tương đối dài, qua nhiều quy trình quy củ, nguyên tắc. Các công trình xây dựng được tạo lập nên từ kế hoạch định sẵn, nhu cầu thực tiễn sử dụng và được đầu tư với nguồn kinh phí lớn.
– Nhắc đến công trình xây dựng là nhắc đến hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, chất lượng, được đầu tư kỹ lưỡng. Các công trình này được xây dựng lên để đáp ứng, phục vụ nhu cầu sử dụng lâu dài của cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, công trình xây dựng còn mang ý nghĩa biểu tượng cho văn hóa và giá trị của cả một quốc gia.
– Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
– Hiện nay, hoạt động bảo trì các công trình xây dựng được thực hiện phổ biến tại nước ta. Với các công trình xây dựng lớn, chủ đầu tư, cơ quan Nhà nước thường xuyên tiến hành bảo trì. Bảo trì công trình xây dựng sẽ diễn ra theo định kỳ nhất định. Thường là một, hai năm, người ta sẽ thực hiện bảo trì một lần.
– Bảo trì công trình xây dựng là hoạt động bắt buộc mà chủ đầu tư dự án công trình, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành. Đây là quy định mang tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật. Chính vì lý do đó, thực tiễn hiện nay, bảo trì công trình xây dựng được thực hiện rất nguyên tắc và khách quan.
2. Ý nghĩa của việc bảo trì định kỳ hàng năm công trình xây dựng:
– Theo quy định tại Điều 126,
+ Thứ nhất, yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì;
Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.
+ Thứ hai, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
+ Thứ ba, việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
+ Thứ tư, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng.
+ Thứ năm, chính phủ quy định chi tiết về bảo trì, đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng”.
Như vậy, bảo trì công trình xây dựng là hoạt động bắt buộc mà chủ sở hữu hoặc người quản lý công trình xây dựng phải tiến hành thực hiện.
– Bảo trì công trình có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
+ Bảo trì công trình xây dựng là một trong những hình thức gìn, bảo dưỡng công trình xây dựng.
+ Bảo trì công trình xây dựng giúp các chuyên gia nhận định được chất lượng sử dụng của công trình xây dựng đến đâu. Bởi trong thực tế, sau một khoảng thời gian sử dụng, công trình xây dựng chắc chắn không thể tránh được tình trạng xuống cấp. Việc thực hiện công tác bảo trì giúp phát hiện ra những hỏng hóc, bộ phận xuống cấp của công trình xây dựng, từ đó đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời.
+ Sự xuống cấp, hư cũ của công trình xây dựng sẽ được phát hiện và sửa chữa khi bảo trì. Điều này giúp công trình xây dựng được vận hành một cách an toàn, bảo vệ con người trước những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng công trình xây dựng.
– Chính vì những giá trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng như trên, nên khi thực hiện xây dựng các công trình, dự án, chủ đầu tư hay cơ quan Nhà nước đều tuân thủ theo các quy định chung về bảo trì định kỳ cho công trình. Điều này giúp công trình được sử dụng một cách bền bỉ, lâu dài, phục vụ lợi ích, nhu cầu sử dụng của con người một cách tối ưu nhất.
3. Định mức kinh phí bảo trì định kỳ hàng năm công trình xây dựng:
Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD quy định về việc xác định các chi phí bảo trì công trình xây dựng như sau:
– Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình xác định căn cứ giá trị quyết toán của công trình và điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì. Trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan có thẩm quyền công bố.
– Căn cứ loại, cấp công trình, quy trình bảo trì công trình, điều kiện quản lý khai thác cụ thể của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình và chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm của công trình. Chi phí này không được vượt quá chi phí xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm.
– Chi phí sửa chữa công trình được xác định bằng dự toán.
– Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
– Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
+ Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
+ Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt.
+ Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
– Trường hợp trong năm kế hoạch có chi phí sửa chữa đột xuất công trình thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau:
+ Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì dự toán chi phí sửa chữa công trình.
+ Đối với sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình.
– Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng xác định như sau:
+ Đối với các công việc tư vấn đã được Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng thì chi phí thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
+ Đối với các công việc tư vấn như: quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì; khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa, thí nghiệm phục vụ công tác tư vấn bảo trì công trình và một số công việc tư vấn khác đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
+ Đối với các công việc tư vấn như: lập, thẩm tra quy trình bảo trì công trình (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu; đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng và các công việc tư vấn áp dụng định mức đã được quy định nhưng không phù hợp thì xác định bằng lập dự toán.
+ Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sửa chữa công trình thì chi phí tư vấn phục vụ sửa chữa xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình.
Trên đây là quy định về định mức kinh phí bảo trì công trình xây dựng hàng năm mà Nhà nước đưa ra. Những quy định này là cơ sở để chủ sở hữu công trình, người quản lý công trình dựa vào, đưa ra phương án bảo trì phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.