Vi bằng là gì? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào? Các trường hợp nào không được phép lập vi bằng? Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá trị pháp lý của vi bằng:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Vi bằng là có giá trị là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Ngoài ra vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật
Lưu ý:
+ Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
+ Khi Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tiến hành thụ lý vụ án và xem xét đánh giá chứng cứ của vi bằng thì có thể triệu tập thừa phát lại hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Khi đó thừa phát lại hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập
2. Quy định về các trường hợp không được phép lập vi bằng:
– Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì, khi đang thực thi nhiệm vụ
– Những trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng, làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vậy phẩm thuộc bí mật nhà nước hoặc vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ vành đai an toàn của các công trình an ninh quốc phòng và khu vực quân sự, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật bảo vệ công trình an ninh quốc phòng và khu quân sự
– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Tại Điều 38
– Những nội dung được pháp luật quy định thuộc phạm vi công chứng, chứng thực thì thừa phát lại không được xác nhận nội dung, ký tên trong hợp đồng giao dịch
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai và tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Lý do là hiện nay có rất nhiều trường hợp mua bán nhà đất bằng cách lập vi bằng, mà hiện nay pháp luật quy định khi chuyển quyền sở hữu đất đai phải có hợp đồng và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
– Không ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục lập vi bằng:
Bước 1: Người có yêu cầu lập vi bằng đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng
Sau khi đến văn phòng thừa phát lại, người có yêu cầu điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu này
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Trước khi lập vi bằng, người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng, văn bản bao gồm những nội dung như: Nội dung vi bằng cần lập; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Chi phí lập vi bằng; Các thỏa thuận khác (nếu có). Thỏa thuận này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản
Sau khi lập xong thỏa thuận, người có yêu cầu lập vi bằng sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho thừa phát lại theo như thỏa thuận của hai bên
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải thật khách quan và trung thực
Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Hình thức của vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:
+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
+ Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
+ Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
+ Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự;
+ Vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ;
+ Số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
– Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh, các tài liệu chứng minh do thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Trước khi giao vi bằng, người yêu cầu lập vi bằng kí tên vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
Thừa phát lại giao cho khách hàng một bản chính của vi bằng
Kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại trong vòng 02 ngày
Sở tư pháp sẽ kiểm tra vi bằng và sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm những điều cấm. Việc từ chối lập vi bằng phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do từ chối
Vi bằng được coi là hợp lệ chỉ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
4. Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại bị xử phạt như thế nào?
STT | Mức phạt | Hành vi | Hình phạt bổ sung | Biện pháp khắc phục hậu quả |
1 | Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng | Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng; | ||
Không mặc trang phục thừa phát lại hoặc không đeo thẻ thừa phát lại theo quy định. | ||||
2 | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng | Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thẻ thừa phát lại; | Tịch thu tang vật là thẻ thừa phát lại bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung | Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với thẻ thừa phát lại bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung |
Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định; | ||||
Hướng dẫn tập sự hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định; | ||||
Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề thừa phát lại không đúng quy định. | ||||
3 | Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng | Không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng; | ||
Hành nghề tại văn phòng thừa phát lại khác mà không phải văn phòng thừa phát lại mình đã đăng ký hành nghề; | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng | |||
Hành nghề thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản lý, thanh lý tài sản; | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng | |||
Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; | ||||
Đòi hỏi bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ; | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 01 tháng đến 03 tháng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được | ||
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự không đúng quy định; | ||||
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không đúng quy định; | ||||
Lập vi bằng không đúng nội dung và hình thức theo quy định; | ||||
Không ký vào từng trang của vi bằng theo quy định. | ||||
4 | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng | Sử dụng thông tin về hoạt động của thừa phát lại để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; | ||
Lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được | ||
Lập vi bằng vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; | ||||
Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật; | ||||
Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu; | ||||
Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ; | ||||
Vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp thừa phát lại theo quy định của pháp luật | ||||
Lập tài liệu kèm theo vi bằng không phù hợp với thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng theo quy định. | ||||
5 | Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng | Cho người khác sử dụng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được Hành vi vi phạm tại Khoản 7 thì phải | |
Cho người khác sử dụng thẻ thừa phát lại để hành nghề thừa phát lại; | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng | |||
Sử dụng | ||||
6 | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng | Hành nghề thừa phát lại mà không đủ điều kiện hành nghề theo quy định. | ||
7 | Tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng | Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến | ||
Thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vi bằng, hồ sơ công việc. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
–