Hiện nay, trong đời sống hay khi xử lý các vấn đề đất đai, khái niệm dồn điền đổi thửa được nhắc đến rất nhiều. Dồn điền đổi thửa là chính sách được áp dụng đối với đất nông nghiệp với mục đích quy hoạch lại thành một vùng tập trung thuận lợi cho việc canh tác và quản lý. Vậy dồn điền đổi thửa cần điều kiện gì cũng như quy trình tiến hành thực hiện dồn điền đổi thửa.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin dồn điền đổi thửa:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________ ĐƠN ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (Sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa) Kính gửi: ….. | PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: …. Quyển… Ngày …/…/… Người nhận hồ sơ (Ký và ghi rõ họ, tên)
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài Sản gắn liền với đất 1.1. Tên (viết chữ in hoa): ……… 1.2. Địa chỉ(1): ……… | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Giấy chứng nhận đã cấp 2.1. Số vào sổ cấp GCN:…… ; 2.2. Số phát hành GCN:……; 2.3. Ngày cấp GCN:… /….. / | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Thông tin thửa đất theo bản đồ địa chính được lập, chỉnh lý do dồn điền, đổi thửa
4. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo – Giấy chứng nhận đã cấp; ………… |
Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| …, Ngày…. tháng … năm…. Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
II. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI ………… (Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp GCN; lý do ). | |
Ngày…… tháng…… năm Người kiểm tra (Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ) | Ngày…… tháng…… năm Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) |
2. Điều kiện thực hiện để dồn điền đổi thửa:
Dồn điền, đổi thửa thực tế hiện nay được hiểu là một trong những chính sách của địa phương áp dụng đối với đất nông nghiệp trong việc tiến hành dồn đất ruộng từ các thửa nhỏ, các ô nhỏ thành một thửa lớn trong cùng một xã, phường, thị trấn với nhau nhằm mục đích giúp cho việc quản lý cũng canh tác, sản xuất diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả dựa trên quy hoạch, kế hoạch của địa phương.
Dồn điền đổi thửa thực chất là việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
Để thực hiện việc dồn điền đổi thửa đúng quy định thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được thực hiện trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác (căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 179
– Điều kiện để thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất căn cứ theo Điều 188 Luật đất đai năm 2013, gồm:
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp (Sổ đỏ, Sổ hồng).
+ Đất không có tranh chấp.
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
+ Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.
– Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải đăng ký, hoàn tất các thủ tục tại Văn phòng đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được cơ quan chức năng ghi nhận thông tin vào sổ địa chính.
3. Hồ sơ, thủ tục tiến hành dồn điền đổi thửa:
3.1. Hồ sơ đề nghị dồn điền đổi thửa:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9
– Văn bản thỏa thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân.
– Giấy tờ hợp pháp của thửa đất gồm bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
– Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.
– Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có).
3.2. Quy trình thực hiện việc dồn điền đổi thửa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 78
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
– Tiến hành lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
– Tiến hành thẩm tra: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.
– Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Tiến hành nộp hồ sơ: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai.
– Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết: khi đó Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm sau:
+ Tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.
+ Sau đó thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
+ Thực hiện việc tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Lưu ý: nếu trường hợp đất đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi sẽ được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:
+ Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp.
+ Sau đó tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
4. Mục đích, ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa:
Việc dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là chủ trương của Nhà nước với mục đích để tiến hành xây dựng nông thôn mới, quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy thành vùng sản xuất. Từ đó, đồng thời sẽ giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho các hộ canh tác và áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp. Về bản chất việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo quy hoạch tổng thể để tạo sự thuận lợi cho công tác sản xuất lâu dài, không làm ảnh hưởng đến hệ thống giao thông hay thủy lợi.
Công tác chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa phải đảm bảo nguyên tắc được thực hiện một cách công khai, dân chủ, đảm bảo thông tin được công khai với người dân chứ cán bộ không được tự ý thực hiện việc dồn điền đổi thửa mà người dân không hề hay biết, điều đó là trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được tình trạng phân tách rời rạc trong canh tác nông nghiệp, và đồng thời sẽ tạo thuận lợi cho việc cải tạo đất.
Tạo sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước dễ dàng quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương mình; hạn chế được việc tranh chấp đất đai liền kề cũng như tranh chấp lối đi chung;…