Kinh doanh là hoạt động diễn ra phổ biến và phải được đảm bảo tuân thủ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy kinh doanh trai phép là gì? Đối với hành vi kinh doanh trái phép thì mức xử phạt được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi kinh doanh trái phép?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh trái phép là gì?
Kinh doanh trái phép được quy định là hành vi kinh doanh không có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh nội dung không đúng với nội dung được đăng ký trong giấy phép kinh doanh hoặc kinh doanh mà không có giấy phép kinh doanh riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.
Như vậy, theo định nghĩa trên, việc kinh doanh hợp pháp phải đảm bảo thực hiện và xoay quanh nội dung được quy định trong Giấy phép kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ bao gồm giấy phép, giấy chứng nhận chủ cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện, chứng nhận về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và văn bản xác nhận các điều kiện mà cá nhân hay tổ chức kinh doanh phải đáp ứng để bảo đảm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh theo quy định pháp luật,
2. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của chủ cơ sở kinh doanh được quy định như thế nào?
Tại Điều 7
3. Mức xử phạt hành vi kinh doanh trái phép:
Từ thời điểm
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh trái phép được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh trái phép sẽ bị bị tiền vi phạm và áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục khác. Cụ thể như sau:
3.1. Phạt tiền vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh trái pháp luật:
– Bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đã đăng ký kinh doanh, có giấy phép kinh doanh nhưng chủ cơ sở kinh doanh có thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán hoặc chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
+ Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua hoặc nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
+ Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh.
– Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng nội dung được ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp như: phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm liên quan đến yêu cầu có giấy phép kinh doanh riêng theo quy định pháp luật:
+ Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật;
+ Vẫn thực hiện việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
+ Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
+ Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động và tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
– Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định được nêu trên đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3.2. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc người có hành vi vi phạm phải nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa;
– Buộc người có hành vi vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kinh doanh trái phép.
4. Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh trái phép tại Việt Nam:
Thẩm quyền xử lý vi phạm kinh doanh trái phép được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Cụ thể những cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 87 Nghị định này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh trái phép tại Việt Nam như sau:
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
– Chánh Thanh tra sở; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn của chủ cơ sở kinh doanh;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP..
– Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với chủ cơ sở kinh doanh hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 280.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP; phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
– Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Nghị định này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.