Trẻ trên 9 tuổi có quyền chọn người chăm sóc khi bố mẹ ly hôn không? Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn.Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến con cái?
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không ai có thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Về bản chất, ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó chính là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Khi ly hôn, vợ chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định bên nào sẽ được quyền nuôi con căn cứ vào lợi ích về mọi mặt của con. Vậy khi con trên 9 tuổi mà bố mẹ ly hôn thì có quyền chọn ở với bố hoặc mẹ không? Để trả lời cho câu hỏi này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Trẻ trên 9 tuổi có quyền chọn người chăm sóc khi bố mẹ ly hôn không?
Tại Điều 81
Thứ nhất: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lịch ích và sự phát triển của con
Thứ hai: Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì quyền nuôi con của cha và mẹ là ngang nhau
+ Điều kiện về vật chất như điều kiện về kinh tế, tài sản, thu nhập, chỗ ở,…
+ Điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, thời gian có thể giành để vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức
Thứ ba: Con trên 7 tuổi thì sẽ xem xét nguyện vọng của con là muốn ở với ai. Con muốn ở với ai thì sẽ là quyền ưu tiên của cha hoặc mẹ. Tòa án vẫn sẽ xét về điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần rồi với ra quyết định giao con cho ai nuôi.
Như vậy con trên 9 tuổi thì có quyền lựa chọn người chăm sóc khi bố mẹ ly hôn.
2. Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con:
Trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà con trên 7 tuổi, tùy từng trường hợp mà Tòa án có thể sẽ mời con lên để hỏi ý kiến của con hoặc yêu cầu con viết đơn trình bày nguyện vọng của con. Dưới đây là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…..tháng…..năm…….
ĐƠN TRÌNH BÀY NGUYỆN VỌNG CỦA CON
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện….., tỉnh/thành phố….
Cháu tên là: Đoàn Ánh D
Sinh ngày: 20/11/2011
Địa chỉ: Xóm Tân Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Cháu năm nay học lớp: Lớp 5C
Trường: Trường Tiểu học Yên Trị
Cháu làm đơn này xin trình bày với Tòa án một nguyện vọng như sau:………
Cháu là con của Bố Đoàn Văn E và Mẹ Trần Thị D, từ trước đến bây giờ cháu thấy Bố Mẹ cháu thường xuyên xảy cãi nhau, bố cháu cũng hay đi công tác xa, cuộc sống không hạnh phúc, hiện nay Bố Mẹ cháu không còn ở chung một nhà. Bố về ở với ông bà nội, còn cháu ở với mẹ cháu ở nhà riêng lúc trước bố mẹ cháu mua. Cháu rất yêu bố mẹ cháu và bố mẹ cháu cũng rất yêu thương cháu. Cháu rất buồn khi Bố Mẹ cháu như vậy.
Nếu trường hợp bố mẹ cháu không ở với nhau nữa mà phải ly hôn ở Tòa án thì cháu xin được ở với Mẹ, vì Mẹ có nhiều thời gian chơi với cháu hơn, chăm sóc cháu tốt hơn, yêu thương cháu nhiều hơn. Còn Bố hay đi công tác xa và hay mắng cháu nên cháu không muốn ở với Bố.
Cháu làm đơn này kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng này của cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Theo luật định, vợ và chồng với tư cách là mẹ, là cha của con, họ đều có mọi quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Sau khi ly hôn, việc giáo dục con chưa thành niên hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm lợi ích về mọi mặt của con. Cần thấy rằng, sau khi ly hôn, trong hoàn cảnh vợ chồng ly tán sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển bình thường của các con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình
– Khi cha mẹ ly hôn, người được giao quyền nuôi con cần phải tạo điều kiện để cha mẹ được gần gũi con, thăm nom tiếp xúc với con mà không được ai cản trở, trực tiếp nuôi dạy con và phải tạo cho con một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng để việc cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con, để con không cảm thấy cô đơn, thiệt thòi
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây số trẻ em hư dẫn đến tình trạng phạm tội diễn ra khá nhiều, trong đó có một phần nguyên nhân do cha mẹ ly hôn nên đã thiếu sự quan tâm, chăm sóc giáo dục con, vô trách nhiệm đối với con.
– Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Các con được cha mẹ cấp dưỡng nuôi bao gồm con đẻ, con nuôi chung của hai vợ chồng. Về nguyên tắc, cha mẹ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên (đủ 18 tuổi). Trong trường hợp con bị bệnh, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình thì cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể tự lao động được
+ Về mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm ăn, mặc, học hành, chữa bệnh,… và các khoản phí tổn khác của con
+ Cha mẹ người trực tiếp nuôi con có quyền không yêu cầu người trực tiếp nuôi con cấp dưỡng
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
4. Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào đến con cái?
Sau khi ly hôn, trong hoàn cảnh vợ chồng ly tán sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Do đó, người làm cha, làm mẹ nên có những biện pháp xử lý kịp thời để giúp con mình vượt qua và thích ứng với việc cha mẹ chúng ly hôn
– Ảnh hưởng về mặt tâm lý:
+ Trên thực tế, khi bố mẹ ly hôn việc đầu tiên mà con cái sẽ phải đối mặt đó là tâm trạng buồn bã kéo dài. Bởi, trước đây con sẽ được chung sống với cả cha và mẹ, anh chị em nhưng mà giờ đây chúng chỉ được sống với cha hoặc mẹ và có thể không được sống cùng anh, chị của mình
+ Trẻ em sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi và ổn định tâm lý để trở lại với cuộc sống như bình thường. Trẻ sẽ thường xuyên buồn bã, bi quan và lo lắng dai dẳng trong một thời gian dài, thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ
– Ảnh hưởng đến tính cách:
+ Khi cha mẹ li hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của con. Nguyên nhân có thể do bạn bè và những người xung quanh thường xuyên trêu chọc và cô lập trẻ với lý do cha mẹ chúng ly hôn. Những lời nói và hành động này sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của chúng
– Ảnh hưởng về nhận thức của con về tình yêu
Khi cha mẹ ly hôn, con cái sẽ dễ hình thành những quan điểm lệch lạc về tình yêu. Bởi trong quá trình chung sống cha mẹ thường không hạnh phúc, nhiều khi cãi vã và có hành vi bạo lực,.. những điều này con cái đều nhìn thấy và cảm nhận được. Từ đó con sẽ có những suy nghĩ tiêu cực về tình yêu, chẳng hạn như tình yêu chỉ đem lại sự đau khổ và tổn thương.