Thông qua những tiết dạy dự giờ, giáo viên có thể nhận biết những ưu nhược điểm trong phương pháp giảng dạy của mình, đồng thời tiếp nhận những nhận xét và ý kiến của những giáo viên khác để những tiết học ngày càng tối ưu hóa kiến thức một cách tốt nhất có thể. Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THPT, phiếu dự giờ cấp 3.
Mục lục bài viết
1. Tại sao phải đánh giá tiết dạy THPT?
Giờ lên lớp là một khâu trong hoạt động dạy học và phải nằm trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS phải được tiến hành dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố căn bản của quá trình dạy học. Đó là mục tiêu, nội dung, thời gian, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
– Đánh giá một giờ lên lớp, phải kiểm tra, xem xét giờ dạy ấy đã đạt đến mức độ nào theo mục tiêu đề ra trên cơ sở lựa chọn hình thức, phương tiện và cách trình bày phù hợp với nội dung của bài giảng đó. Nghĩa là phải phân tích bài giảng của GV một cách tổng thể theo mục tiêu của giờ lên lớp.
– Xem xét, đánh giá phương pháp dạy học có đúng với mục tiêu của bộ môn và của các bài giảng trong bộ môn hay không.
– Đánh giá tiết dạy cần dựa trên điều kiện thực tế về đối tượng HS, về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của giờ lên lớp do người GV đó đảm nhiệm.
– Phân tích, đánh giá hiệu quả tiết dạy học thể hiện trên mức độ hiểu biết của HS trong giờ đó thông qua thảo luận và trao đổi với HS hoặc bài thi trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.
2. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy THPT:
SỞ GD&ĐT ……. TRƯỜNG THPT …… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do – Hạnh phúc —————————- |
PHIẾU GHI NHẬN, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIỜ DẠY BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ và tên người dạy: ………
Môn: ……. Tiết ……… Tiết PPCT ……..
Ngày dạy ……..
Tên bài học: ………
Lớp:………
Trường:………
Họ và tên người dự giờ: ………………….. Chuyên môn: …………..
Nội dung hoạt động | Tiến trình hoạt động của GV, HS | Nhận xét, đánh giá, góp ý |
Đánh giá chung
– Người dự giờ nhận xét:
Những thành công của giờ dạy (Sự chuẩn bị kế hoạch và tài liệu dạy học của giáo viên giảng dạy; Sử dụng nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; kết quả hoạt động và học tập của học sinh):….
Những hạn chế của tiết học cần lưu ý (Sự chuẩn bị kế hoạch và tài liệu dạy học của giáo viên giảng dạy; Sử dụng nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; kết quả hoạt động và học tập của học sinh):…….
Xếp loại giờ dạy:
– Ý kiến của giáo viên được đánh giá: ……
Nội dung | Mục T.chí | Tiêu chí | Điểm | Đánh giá |
1. Kế hoạch (giáo án) và tài liệu dạy học (30 điểm) | 1.1 | Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. | 5 | |
1.2 | Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. | 10 | ||
1.3 | Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. | 10 | ||
1.4 | Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. | 5 | ||
2 . Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh 35 điểm) | 2.1 | Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. | 10 | |
2.2 | Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. | 10 | ||
2.3 | Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. | 10 | ||
2.4 | Khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. | 5 | ||
3. Hoạt động của học sinh (35 điểm) | 3.1 | Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp. | 5 | |
3.2 | Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. | 10 | ||
3.3 | Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. | 10 | ||
3.4 | Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. | 10 | ||
Tổng điểm | 100 |
* Xếp loại giờ dạy:…………
Từng mục tiêu chí cho điểm nguyên không cho điểm lẻ.
– Loại Giỏi ≥ 80 điểm và các mục tiêu chí phải đạt 60% số điểm từng tiêu chí.
– Loại Khá từ 65 – 79 điểm và các mục tiêu chí phải đạt 50% số điểm từng tiêu chí.
– Loại Trung bình: từ 50 – 64 điểm. – Loại Chưa đạt yêu cầu: dưới 50 điểm.
……., ngày…tháng…năm…….
Người được đánh giá (Ký và ghi họ tên) | Người đánh giá (Ký và ghi họ tên) |
3. Mẫu phiếu dự giờ sử dụng đối với cấp 3:
PHÒNG GD & ĐT……… TRƯỜNG THPT……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY
Họ và tên người dạy:… Đơn vị:… Lớp:…Tiết:… Tiết PPCT: ……
Ngày:…
Buổi: …
Bài dạy: …
Họ và tên người dự:…
Chức vụ:… Đơn vị công tác:…
- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nhận xét và ghi chú của người dự giờ |
- XẾP LOẠI TIẾT DẠY
Nội dung | Tiêu chí | Điểm |
Kế hoạch và tài liệu dạy học (tối đa 1,0 điểm/tiêu chí) | 1. Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. | |
2. Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được. | ||
3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động của HS. | ||
4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh hợp lý. | ||
Hoạt động của GV (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí) | 5.* Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập hấp dẫn. Nội dung đảm bảo chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng tâm. | |
6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. | ||
7.* Nội dung đảm bảo mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của HS. Lồng ghép, tích hợp, liên hệ thực tế có tính giáo dục. | ||
8. Kết quả hoạt động và thảo luận của HS được tổng hợp, phân tích đánh giá, sửa lỗi kịp thời; đảm bảo phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động. | ||
Hoạt động của HS (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí) | 9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. | |
10. HS tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. | ||
11.* HS tham gia tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. | ||
12.* Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập: đảm bảo kiến thức, phù hợp với từng hoạt động. | ||
Tổng số điểm |
a) Loại Giỏi: 17,50 – 20,0 điểm; các tiêu chí 5, 7, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm; các tiêu chí còn lại phải đạt từ mức 2 tương ứng trở lên.
b) Loại Khá:14,50 – 17,25 điểm; các tiêu chí 5, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm.
c) Loại Trung bình:10,00 – 14,25 điểm.
d) Loại không đạt:Dưới 10,0 điểm.
Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá; Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.
Xếp loại tiết dạy: ……
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Ưu điểm:……
- Khuyết điểm: ………
Giáo viên dạy (chữ ký, họ tên) | Hiệu trưởng/Tổ CM (ký tên và đóng dấu) | Người dự giờ (chữ ký, họ tên) |
4. Một số điểm cần lưu ý trong đánh giá tiết học bậc THPT:
Giáo viên dự giờ phải tuân thủ nguyên tắc: Không được tác động vào quá trình học tập của học sinh; Không gây khó dễ cho giáo viên dạy mẫu;
Luyện tập cách cảm nhận và suy nghĩ đến việc học của học sinh trong giờ lên lớp, có sự phán đoán nhạy bén, chuẩn xác nhằm điều tiết việc dạy hợp lý, việc học của học sinh.
Dự giờ lớp học là một hoạt động rất cần thiết của mỗi giáo viên. Dự giờ lớp học định kỳ sẽ là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông hiện nay bởi vì những tiết dự giờ sẽ làm cho mỗi giáo viên chủ động và tích cực hơn đối với bài dạy của mình. Khi đồng nghiệp đến dự giờ các giáo viên cũng sẽ chuẩn bị bài kĩ hơn, có thể thảo luận về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi giáo viên đứng lớp hiện nay. Những lớp học có giáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý thức học tập của học sinh cũng cao hơn và đó là điều kiện tốt cho giáo viên thể hiện được tính sáng tạo trong tiết học.