Cầm đồ cần những gì? Người đi cầm đồ có cần đủ 18 tuổi không? Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố? Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố? Những lưu ý khi cầm cố tài sản? Hiệu lực và thời hạn của cầm cố tài sản?
Trong cuộc sống hiện nay, các giao dịch cầm cố tài sản diễn ra khá phổ biến. Việc cầm cố tài sản phải thực hiện phù hợp theo quy định của pháp luật. Vậy việc cầm đồ cần những gì? Người đi cầm đồ có cần đủ 18 tuổi không?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cầm đồ cần những gì?
Theo quy định tại Điều 309
Như vậy, khi đi cầm đồ chỉ cần có giấy tờ chứng minh tài sản thuộc sở hữu của mình cần cắm như đăng ký xe, hợp đồng mua bán, biên lai đóng tiền mua trả góp, … và căn cước công dân để có thông tin đối chiếu.
Các tiệm cầm đồ thường nhận cầm các loại tài sản như cầm xe máy, cầm ô tô không giữ xe, điện thoại, laptop, sổ bảo hiểm xã hội, CCCD, đăng ký xe, …
Tài sản cầm cố là đối tượng của cầm cố tài sản, bao gồm những loại tài sản sau:
– Tài sản cầm cố có thể là động sản (nhà cửa, đất đai, …) hoặc bất động sản (xe máy, ô tô, điện thoại, máy tính, …)
– Tài sản cầm cố vào thời điểm xác lập giao dịch cầm cố phải là vật đã có sẵn. Giấy tờ có giá trị có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản chẳng hạn trái phiếu, cổ phiếu, …
Tuy nhiên tài sản mang đi cầm cố cũng cần phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
– Tài sản cầm cố thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố;
– Là vật được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Vì vậy, nếu sử dụng tài sản là bất động sản đi cầm cố thì gặp nhiều rủi ro và việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố nhưng bất động sản như nhà, đất, .. thực tế không thể giao cho bên nhận cầm cố cầm giữ tài sản đó được. Như vậy, nếu các bên thực hiện giao dịch cầm cố đối với những tài sản cầm cố không đúng thì có thể dẫn đến hậu quả giao dịch bị tuyên vô hiệu, quyền lợi cho các bên trong quan hệ dân sự sẽ không được đảm bảo.
2. Người đi cầm đồ có cần đủ 18 tuổi không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 73
Đồng thời tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Khi thực hiện giao dịch dân sự của con chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi như mua sắm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, … Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, tuy nhiên với những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể thực hiện giao dịch cầm đồ, lưu ý tài sản mà người chưa đủ 18 tuổi cầm cố phải xem xét có phải tài sản phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật không. Bởi theo quy định pháp luật nêu trên, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu tự mình xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự liên quan đến động sản phải đăng ký thì phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó.
Trong trường hợp không có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật, thì giao dịch cầm cố tài sản là động sản phải dăng ký đó sẽ bị coi là vô hiệu do chủ thể không đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Do đó, khi giao dịch cầm cố vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng cầm cố. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố:
3.1. Quyền của bên cầm cố:
Quyền của bên cầm cố được quy định tại Điều 312 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:
– Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
– Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan, nếu có khi chấ, dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố. Mục đích của cầm cố tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ và việc bảo đảm chi đặt ra khi nghĩa vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, khi nghĩ vụ thực hiện cầm cố đầy đủ thì người nhận cầm cố hoặc người thứ ba phải trả lại tài sản, giấy tờ cầm cố.
– Trường hợp bên nhận cầm cố thực hiện trái với quy định của pháp luật như bảo quản tài sản không tốt làm thất lạc, mất, hư hỏng, …thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản đó. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường có thể bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
– Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật., không trái pháp luật, không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm tài sản cầm cố được xác lập quyền sở hữu đối với chủ thể khác.
3.2. Nghĩa vụ của bên cầm cố:
Nghĩa vụ của bên cầm cố quy định tại Điều 311 Bộ luật dân sự 2015:
– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận về phương thức, thời gian, chất lượng tài sản cầm cố;
– Bên cầm cố phải thông báo về tình trạng của đối tượng cầm cố cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; bên nhận cầm cố có quyền hủy
– Thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí hợp lý mà bên nhận cầm cố đã bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:
4.1. Quyền của bên nhận cầm cố:
Quyền của bên nhận cầm cố được quy định tại Điều 314 Bộ luật dân sự năm 2015:
– Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố phải trả lại tài sản đó.
– Được quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận với bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.
– Nếu hai bên có thỏa thuận thì bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố.
– Khi trả lại tài sản cho bên cầm cố, bên nhận cầm cố được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4.2. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định cụ thể tại Điều 313 Bộ luật dân sự năm 2015:
– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; trường hợp việc bảo quan không tốt mà làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
– Trường hợp bên cầm cố chưa thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác, bên nhận cầm cố có trách nhiệm trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có.
5. Những lưu ý khi cầm cố tài sản:
Giao dịch cầm cố tài sản chấm dứt trong 04 trường hợp quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự sau đây:
– Nghĩa vụ được bảo đảm cho việc cầm cố chấm dứt;
– Bên cầm cố và bên nhận cầm cố thỏa thuận hủy bỏ hoặc thay thế tài sản cầm cố hoặc thực hiện bằng biện pháp bảo đảm khác;
– Tài sản cầm cố đã được xử lý;
– Giữa các bên có thỏa thuận khác.
Khi chấm dứt việc cầm cố thì bên nhận cầm cố có trách nhiệm trả lại tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố cho bên cầm cố. Nếu thu được hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. (Căn cứ Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015)
6. Hiệu lực và thời hạn của cầm cố tài sản:
Căn cứ Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:
– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trong trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản và đã đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc cầm cố đó thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba được xác định kể từ thời điểm đăng ký.
Thông thường thời hạn thực hiện việc cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố tài sản được tính kể từ thời điểm bên cầm cố nhận tài sản cho đến khi các bên chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố.