Gia đình chính là tế bào của xã hội, nhiều gia đình tốt hợp lại sẽ thành một xã hội tốt. Vậy khi có mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì cắt đứt mối quan hệ gia đình, từ anh chị em ruột được không?
Mục lục bài viết
1. Cắt đứt mối quan hệ gia đình, từ anh chị em ruột được không?
Gia đình chính là tế bào của xã hội, nhiều gia đình tốt hợp lại sẽ thành một xã hội tốt, văn minh và phát triển. Gia đình có một vị trí rất quan trọng và đặc biệt ở trong xã hội vì chính gia đình đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có câu “Có một nơi để về, thì đó chính là nhà. Có những người để yêu thương, thì đó chính là gia đình. Có được cả hai, thì đó chính là hạnh phúc”.
1.1. Hiểu thế nào là mối quan hệ gia đình:
Tại khoản 16 Điều 3
– Vợ, chồng;
– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế
– Cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;
– Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng
– Con dâu, con rể;
– Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha
– Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc là cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
– Ông bà nội, ông bà ngoại;
– Cháu nội, cháu ngoại;
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Theo quy định này, có thể thấy các thành viên gia đình chính là những người có mối quan hệ huyết thống theo trực hệ, bàng hệ và có mối quan hệ nuôi dưỡng. Những mối quan hệ này chính là các mối quan hệ được gắn bó mật thiết với nhau.
1.2. Cắt đứt mối quan hệ gia đình, từ anh chị em ruột được không?
Theo quy định của pháp luật, các thành viên trong gia đình đều phải có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử với nhau.
Trên thực tế, trong cuộc sống thì việc cắt đứt mối quan hệ gia đình do mâu thuẫn xảy ra khá là nhiều (ví dụ như con cắt đứt mối quan hệ với cha mẹ, anh chị em ruột cắt đứt mối quan hệ với nhau,…..). Tuy nhiên, xét về phương diện phap luật thì hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh, quy định cụ thể về vấn đề cắt đứt mối quan hệ gia đình, từ anh chị em ruột. Do đó, khi mà các mối quan hệ gia đình, khi anh chị em có bất hòa, mâu thuẫn gì thì cũng nên ứng xử với nhau thế nào cho phù hợp với đạo đức con người như là ngồi lại nói chuyện với nhau nhằm để hai bên có thể thấu hiểu nhau hơn và làm lành với nhau hoặc có thể là nhờ sự giúp đỡ, động viên của những thành viên khác ở trong gia đình. Có câu “anh em như thể tay chân”, sau này dù có gặp khó khăn gì đi chăng nữa thì người thân, anh chị em trong gia đình vẫn là những người không bỏ rơi ta và sẽ dang tay giúp đỡ, đùm bọc ta.
2. Mối quan hệ giữa anh chị em:
Mối quan hệ anh chị em trong gia đình chính là mối quan hệ của những người sống trong cùng một gia đình có cùng huyết thống hoặc không có cùng huyết thống với tư cách là con cái của cha mẹ. Điều đó cũng có nghĩa là anh chị em đều là những người mà được sinh ra từ một cha, một mẹ. Mối quan hệ đó được gắn bó và được tạo dựng nên những nguồn tình cảm mạnh mẽ và có tác động lớn đến một gia đình. Tình cảm trong gia đình đó cũng là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tác động đến tâm tư tình cảm của mỗi con người, trong đó có được chính là do sự hòa thuận và hiếu thảo của anh chị em trong gia đình.
Ông cha ta đã để lại cho đời những câu nói có giá trị và ý nghĩa rất sâu sắc về mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Chẳng hạn như là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần … Điều đó đã chứng minh được rằng tình cảm anh chị em là một thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng mà không có bất kỳ thứ gì ở trên đời này có thể thay thế được. Đặc biệt, mối quan hệ đó sẽ bền chặt suốt đời và đã được truyền từ đời này sang đời khác. Muốn giữ được một mối quan hệ tốt đẹp đó thì anh chị em trong gia đình phải biết đoàn kết, đùm bọc, phải yêu thương nhau,……
Từ trước đến nay, mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là một mối qua hệ huyết thống vô cùng đáng quý, đáng trân trong và tất cả mọi người cần phải bảo vệ, giữ gìn. Nhận thức được tầm quan trọng đối với mối quan hệ này, tất cả mọi người cần phải có ý thức xây dựng, vun bồi để tình cảm giữa anh chi em được trở nên gần gũi, gắn bó hơn. Từ đó sẽ giúp mọi người luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để tìm được đến bến đỗ bình yên trong tình cảm gia đình.
Như vậy, mối quan hệ anh chị em là mối quan hệ huyết thống, nó có giá trị thiêng liêng cao đẹp của những người có cùng chung một dòng máu, vì thế mà anh chị em phải biết yêu thương, tôn trọng, đoàn kết, bảo vệ, giữ gìn và phát triển về mối quan hệ tốt đẹp này để cho cuộc sống ngày một có ý nghĩa và hạnh phúc.
3. Quyền và nghĩa vụ của từng thành viên gia đình đối với nhau:
Quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng thành viên trong gia đình đối với nhau, cụ thể như sau:
3.1. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ:
– Thương yêu con của mình, tôn trọng các ý kiến của con; chăm lo cho việc học tập, việc giáo dục để cho con phát triển lành mạnh về cả thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành một người con hiếu thảo của gia đình, là người công dân có ích cho xã hội.
– Thực hiện trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con mà chưa thành niên, con mà đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc là không có khả năng lao động và không có các tài sản để tự nuôi mình
– Giám hộ hoặc là đại diện theo các quy định của Bộ luật dân sự cho con mà chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được có hành vi phân biệt đối xử với con của mình trên cơ sở giới hoặc là theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được thực hiện lạm dụng về sức lao động của con chưa thành niên, của con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc là không có khả năng lao động; không được phép xúi giục, ép buộc con của mình làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của con:
– Được cha mẹ của mình thương yêu, tôn trọng và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và về tài sản theo đúng quy định của pháp luật; con được học tập và được giáo dục; con được phát triển lành mạnh về cả thể chất, trí tuệ và đạo đức.
– Con có bổn phận yêu quý, kính trọng và biết ơn, hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ, có bổn phận giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình.
– Con chưa thành niên, con mà đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc là không có khả năng lao động và không có các tài sản để tự nuôi bản thân mình thì có quyền được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
– Con đã thành niên hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn về nghề nghiệp, về nơi cư trú, học tập, về nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; có quyền tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo đúng nguyện vọng và khả năng của bản thân mình. Khi sống cùng với cha mẹ thì con có nghĩa vụ phải tham gia vào công việc gia đình, lao động và sản xuất, tạo thu nhập nhằm để bảo đảm đời sống chung của cả gia đình; có nghĩa vụ đóng góp thu nhập của mình vào việc đáp ứng các nhu cầu của gia đình sao cho phù hợp với khả năng của mình.
– Được hưởng các quyền về tài sản tương xứng với lại công sức đã đóng góp vào tài sản của gia đình.
3.3. Quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em:
Anh, chị, em phải có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau; phải có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau nếu trong trường hợp mà không còn cha mẹ hoặc cha mẹ hoàn toàn không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.