Thực trạng sinh con trước khi kết hôn hiện nay ở Việt Nam. Sinh con trước khi kết hôn có bi phạt không? Con sinh ra trước khi kết hôn có được xem là con chung không? Đăng ký khai sinh cho con sinh ra trước khi kết hôn như thế nào?
Ngày nay với sự hội nhập văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, suy nghĩ của người dân Việt Nam ngày càng hiện đại và phóng khoáng hơn đặc biệt là trong chuyện tình yêu nam nữ, hôn nhân và gia đình. Do đó mà việc sinh con trước khi kết hôn đã trở nên phổ biến hơn. Vậy việc sinh con trước khi đăng ký kết hôn có phải là vi phạm pháp luật không, có bị xử phạt hay không?
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư số 15/2015/TT- BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/ NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng sinh con trước khi kết hôn hiện nay ở Việt Nam:
Xã hội này nay không còn quá khắt khe trong việc sinh con trước khi kết hôn. Thực trạng có con trước khi kết hôn không chỉ diễn ra phổ biến ở những nước Châu Âu tiến bộ, người dân có tư tưởng phóng khoáng mà còn diễn ra phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Đặc biệt là trong Đại dịch Covid-19 vừa qua, do điều kiện đăng ký kết hôn khó khăn, phải thực hiện giãn cách xã hội nên nhiều người có dự định kết hôn không thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được. Do đó mới xảy ra nhiều trường hợp sinh con trước khi kết hôn trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội, phụ nữa được bình đẳng với nam giới trong việc học tập, lao động và làm việc nên có nhiều người phụ nữ càng học cao, càng có tiêm lực kinh tế lại càng có tư tưởng không muốn kết hôn mà chỉ chung sống với người mình yêu và sinh con. Hay thậm chí có một số trường hợp họ muốn có con nhưng lại chưa tìm thấy một người bạn đời phù hợp thì họ sẽ lựa chọn việc sinh con trước khi kết hôn…. Và còn có rất nhiều lý do không thể kể hết nhưng việc sinh con trước khi kết hôn đang ngày một trở nên phổ biến và không phải chịu nhiều những phán xét từ xã hội.
2. Sinh con trước khi kết hôn có bị phạt không?
Việc sinh con trước khi kết hôn sẽ không bị phạt bởi trên thực tế, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về xử lý vi phạm khi sinh con trước khi kết hôn. Thêm vào đó, khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì dù có con trước khi kết hôn hay không có thì vẫn được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình hiện hành. Theo đó, nam, nữ được đăng ký kết hôn khi có đầy đủ các điều kiện sau:
– Về độ tuổi, nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn phải xuất phát từ sự từ nguyện của đôi nam nữ;
– Người đăng ký kết hôn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Việc đăng ký kết hôn không thuộc vào các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 5
3. Con sinh ra trước khi kết hôn có được xem là con chung không?
Theo nguyên tắc của pháp luật về Hôn nhân và gia đình hiện hành, con chung được xác định là:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Với quy định này, con chung là con được người vợ mang thai và được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, được tính từ thời điểm có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt thì được xác định là con chung do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và sinh ra;
– Con được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn. Trong trường hợp, con sinh ra trước khi đăng ký kết hôn, để được công nhận là con chung thì cha mẹ phải thừa nhận đó là con chung của vợ chồng. Khi cha hoặc mẹ không thừa nhận là con chung nhưng có căn cứ để Toà án ra quyết định xác định là con chung của hai vợ chồng thì được xác nhận là con chung của hai vợ chồng.
Vậy, việc xác nhận con chung được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào?
Con được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn được công nhận là con chung khi cha mẹ thừa nhận đó là con chung của hai vợ chồng. Việc thừa nhận con chung phải được lập thành văn bản, có xác nhận và chữ ký của cả hai vợ chồng và được công chứng để đảm bảo tính xác thực của văn bản.
Trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng không thừa nhận con thì bên còn lại có thể làm đơn khởi kiện ra Toà án để xác định cha con hoặc mẹ con và cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh hợp pháp để Toà án ra quyết định xác định là con chung của hai vợ chồng. Theo đó, để yêu cầu Toà án xác nhận là cha, mẹ, con phải làm hồ sơ khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con;
– Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhận dân, sổ hộ khẩu của các bên;
– Bản sao giấy khai sinh của con cần xác nhận cha, mẹ, con;
– Giấy tờ chứng minh để xác định cha, mẹ, con như kết quả ADN và một số giấy tờ khác có liên quan.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Toà án xem xét và đưa ra quyết định thụ lý vụ án và giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật hiện hành có quy định và ra bản án cuối cùng.
4. Đăng ký khai sinh cho con sinh ra trước khi kết hôn như thế nào?
Việc đăng ký khai sinh cho con là nghĩa vụ, trách nhiệm của những người làm cha mẹ. Theo đó, căn cứ theo Điều 15
Theo quy định tại Điều 13
Việc khai sinh cho con chung được sinh ra trước khi đăng ký kết hôn phải được thực hiện theo trình tự thủ tục. Theo đó, khi đăng ký khai sinh cho con phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Giấy chứng sinh của con được cơ sở y tế nơi sinh cấp. Trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì phải có người làm chứng xác nhận hoặc phải có giấy tờ cam đoan về việc được sinh ra của đứa trẻ. Trường hợp khai sinh cho trẻ được mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ;
– Giấy tờ tuỳ thân, sổ hộ khẩu/ xác nhận tạm trú của cha hoặc mẹ đi khai sinh cho con;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trong trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn.
Sau khi chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ đăng ký khai sinh cho con, người đi đăng ký khai sinh cho con nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện việc khai sinh cho trẻ. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, một trong hai người cha hoặc mẹ của trẻ được đăng ký khai sinh là công dân nước ngoài hoặc không có quốc tịch hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho con tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi cư trú.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ, cụ thể là công chức làm ở bộ phận tư pháp- hộ tịch và người đăng ký khai sinh cho con cùng ký họ và tên vào Sổ hộ tịch của Uỷ ban. Khi xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp pháp thì công chức làm tư pháp- hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch và trình lên Chủ tịch của Uỷ ban nhân dân ký vào bản chính Giấy khai sinh cho trẻ. Lưu ý, Giấy khai sinh chỉ được cấp 01 bản chính duy nhất và được cấp bản sao theo yêu cầu của người đi khai sinh.