Hiện nay chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về giấy chứng nhận xuất xưởng. Song có thể hiểu Giấy chứng nhận xuất xưởng là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa, thuân tiện đối với việc lưu thông sản phẩm, hàng hóa. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng file Word mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng file Word mới nhất:
TÊN CÔNG TY Địa chỉ: MST | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc …… , ngày …. tháng … năm 20…. |
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XƯỞNG
Số: …../CNXX – ….
Chứng nhận này cấp cho: …..
Thông tin lô sản phẩm xuất xưởng:
CHỦNG LOẠI | QUY CÁCH | ĐVT | SỐ LƯỢNG | TIÊU CHUẨN |
Thời gian xuất xưởng:
Xuất xứ: Sản phẩm trên được sản xuất tại
Phiếu giao hàng số:
Lô go sản phẩm:
Giấy chứng nhận xuất xưởng chỉ cấp một (01) lần và kèm theo phiếu xuất hàng.
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Tại sao doanh nghiệp cần giấy chứng nhận xuất xưởng?
Ngày nay, kinh tế thị trường phát triển đã kéo theo việc sản xuất các sản phẩm, hàng hóa cũng trở nên phổ biến và đa dạng. Và vấn nạn về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã trở nên phổ biến với những hình thức bao bì tinh vi hơn. Chính vì vậy, một trong những căn cứ để doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và người tiêu dùng có thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm an toàn là dựa trên giấy chứng nhận về xuất xứ và chất lượng của hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Việc được cấp giấy chứng nhận xuất xưởng cho cơ sở sản xuất còn được hưởng các chính sách ưu đãi (nếu có).
Mục đích của việc đạt được chứng nhận xuất xưởng là xác định được rõ nguồn gốc, nơi sản xuất của sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng của hàng hóa. Từ đó giúp khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm, tính chất vốn có của sản phẩm, hàng hóa do công ty sản xuất, đồng thời tạo được niềm tin với khách hàng.
Giấy chứng nhận xuất xưởng giúp đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất. Giấy chứng nhận xuất xưởng là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định với người tiêu dùng rằng sản phẩm chính hãng, là hàng thật, không phải hàng giả, hàng nhái, và khẳng định với khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.
3. Tìm hiểu về giấy tờ chứng nhận xuất xưởng:
Thông thường, một loại hàng hóa đạt đủ các tiêu chuẩn thì cần có hai loại chứng chỉ để chứng minh xuất xứ và chất lượng hàng hóa là CO và CQ. Mặc dù, một mặt hàng hoặc sản phẩm muốn xuất xưởng có thể chỉ cần một trong hai chứng chỉ này. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ cả hai loại CO và CQ thì càng tốt, minh chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Vì vậy, việc đạt được giấy chứng nhận cả hai chứng chỉ này là vô cùng quan trọng đối với những ai đã, đang và sẽ kinh doanh.
Thực tế để có được những loại giấy tờ chứng nhận này thật sự không phải là điều dễ dàng, mà nó đòi hỏi doanh nghiệp phải trải qua các cuộc thí nghiệm, kiểm tra nghiêm ngặt về cơ lý và chỉ tiêu hóa học tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.
– Chứng nhận CO là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin). Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân thủ theo các quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu hàng hóa đó. CO được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. Nội dung cơ bản của giấy chứng nhận CO gồm: Loại chứng nhận; Thông tin công ty xuất và nhập khẩu; Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu; Hình thức vận chuyển; Tiêu chí hàng hóa.
– Vai trò của chứng nhận CO trong xuất nhập khẩu hàng hóa:
+ CO là bằng chứng để chứng minh xuất xứ hàng hóa, vật liệu đúng với thỏa thuận hai bên đã ký kết, đủ điều kiện xuất khẩu sang khu vực nước khác. Đồng thời là căn cứ để hàng hóa, vật liệu xuất khẩu được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Chứng nhận CO là căn cứ để xác định thuế quan, áp dụng các nội dung trợ giá hay chống phá giá và duy trì hạn ngạch giữa các quốc gia.
+ Chứng nhận CO còn để xúc tiến thương mại, thỏa thuận giữa các bên liên quan.
– CQ là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế, được viết tắt của (Certificate of quality).
Vai trò của chứng nhận CQ quan trọng trong việc chứng minh chất lượng của hàng hóa đó có phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Từ đó, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và giúp nhà sản xuất kiểm tra thông số kỹ thuật, đánh giá chất lượng đúng với thông số phù hợp theo quy định của pháp luật. Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan trừ một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xưởng:
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa quy định Cơ quan có đủ thẩm quyền cấp phát giấy chứng nhận CO xuất khẩu tại Việt Nam là Bộ Công thương. Bộ công thương tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc có thể ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài ra Bộ công thương còn ban hành các quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ….
5. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xưởng:
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa thì cần xin giấy chứng nhận xuất ưởng, phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp chứng nhận xuất xưởng đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp;
– Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng đã được khai hoàn chỉnh gồm 01 bản gốc và 03 bản sao. Đối với mỗi lô hàng xuất khẩu thì người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu chứng nhận xuất xưởng, trừ mẫu chứng nhận xuất xưởng cà phê có thể đề nghị cấp thêm;
– Bản sao có chứng thực hóa đơn thương mại do doanh nghiệp phát hành;
– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “sao y bản chính”), nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu mua các nguyên, phụ liệu trong nước;
– Bảng giải trình quy trình sản xuất, các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng: đối với doanh nghiệp lần đầu xin chứng nhận xuất xứ hay mặt hàng lần đầu. Tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ chứng nhận xuất xứ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo các mẫu
– Các giấy tờ khác nếu cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xưởng xét thấy cần thiết như: Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu; giấy phép xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.
Lưu ý:
– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp chứng nhận xuất xưởng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất khi nhận thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
– Trong những trường hợp ngoại lệ vào thời điểm xuất khẩu mà doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận xuất xưởng do sai sót của cán bộ cấp hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng của người đề nghị cấp giấy chứng nhận thì có thể được cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt quá một (01) năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và trong giấy chứng nhận xuất xưởng phải ghi rõ nội dung: “ISSUED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng).
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.