Hiện nay, hoạt động đấu thầu đang diễn ra phổ biến và thường xuyên trong hoạt động đầu tư, xây dựng,... và chứng chỉ đấu thầu không còn xa lạ với nhiều bạn đọc thường xuyên hoạt động trong hoạt động đấu thầu. Vậy, Chứng chỉ đấu thầu là gì? Chứng chỉ đấu thầu cơ bản để làm gì?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ đấu thầu là gì?
Hiện nay, theo quy định
2. Chứng chỉ đấu thầu cơ bản để làm gì?
2.1. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu năm 2014 quy định điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu như sau:
– Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu. Các cá nhân này phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, dự án, ngoại trừ cá nhân thuộc nhà thầu, nhà đầu tư.
– Cá nhân tham gia trực tiếp vào đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động
Do vậy, chứng chỉ hành nghề đấu thầu được sử dụng để chứng nhận về khả năng về năng lực được phép trong các hoạt động đấu thầu của các cá nhân và các tổ chức trong xây dựng, trong các lĩnh vực khác có liên quan. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BKHĐT do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đã quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
2.2. Nội dung chương trình và thời lượng đào tạo đấu thầu cơ bản:
Thứ nhất, về nội dung chương trình:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định tổ chức đào tạo,
– Căn cứ kế hoạch và chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo tổ chức việc giảng dạy theo nội dung chương trình và thời lượng quy định
– Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định nội dung chương trình và thời lượng đào tạo;
Cơ sở đào tạo quy định nội dung chương trình đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu nhưng phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO ĐẤU THẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI LỰA CHỌN NHÀ THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: /2019/TT-BKHĐT
ngày tháng năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Chương trình khung đào tạo đấu thầu cơ bản đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm các chuyên đề cơ bản như sau:
1. Chuyên đề 1: Tổng quan về lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Mục tiêu của lựa chọn nhà thầu;
– Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu trên thế giới và tại một số nước;
– Quá trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu tại Việt Nam;
– Tác động của đấu thầu trong quá trình triển khai dự án;
– Các khái niệm sử dụng trong lựa chọn nhà thầu;
– Các đối tượng áp dụng;
– Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu.
2. Chuyên đề 2: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
– Trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
– Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Chuyên đề 3: Quy trình lựa chọn nhà thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Quy trình lựa chọn danh sách ngắn;
– Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gói thầu hàng hoá, xây lắp, phi tư vấn, hỗn hợp;
– Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
– Quy trình chào hàng cạnh tranh;
– Quy trình chỉ định thầu;
– Quy trình mua sắm trực tiếp;
– Quy trình tự thực hiện;
– Quy trình lựa chọn nhà thầu cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn;
– Quy trình lựa chọn cộng đồng tham gia thực hiện gói thầu.
4. Chuyên đề 4: Lựa chọn nhà thầu qua mạng
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Khái niệm về đấu thầu qua mạng;
– Mục đích, lợi ích của việc triển khai đấu thầu qua mạng;
– Kinh nghiệm quốc tế và quá trình triển khai đấu thầu qua mạng tại Việt Nam;
– Giới thiệu về hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các chức năng và các yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các chi phí trong đấu thầu qua mạng;
– Quy trình tổng quát thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng;
– Trách nhiệm của các bên, của cơ quan quản lý, vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng tại Việt Nam.
5. Chuyên đề 5: Hợp đồng
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Nguyên tắc chung của hợp đồng;
– Hồ sơ hợp đồng;
– Điều kiện ký kết hợp đồng;
– Nguyên tắc và điều kiện điều chỉnh hợp đồng;
– Bảo đảm thực hiện hợp đồng; tạm ứng, thanh toán; bảo hành; nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng.
6. Chuyên đề 6: Bảo đảm liêm chính trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
Chuyên đề này bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Quản lý nhà nước về hoạt động lựa chọn nhà thầu;
– Giải quyết kiến nghị, tranh chấp trong đấu thầu;
– Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
– Thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động đấu thầu.
Trên cơ sở chương trình khung, cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đặc thù trong công tác đấu thầu của từng đối tượng được đào tạo.
Cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung với những khóa đào tạo mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, về thời lượng đào tạo đấu thầu cơ bản:
– Mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản thời lượng của tối thiểu là 24 tiết học tương đương 03 ngày, mỗi tiết học là 45 phút.
Cơ sở đào tạo có thể tăng thời lượng đào tạo đối với nội dung này; những nội dung không thuộc lĩnh vực quan tâm, không cần thiết cho học viên, cơ sở đào tạo có thể giảm thời lượng đào tạo cho phù hợp đối với những nội dung thuộc lĩnh vực quan tâm, cần thiết cho học viên.
2.3. Đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ đào tạo thầu cơ bản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
– Học viên được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
i) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
ii) Tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học.
Trong thời gian tối đa 03 tháng kể từ ngày đầu tiên của khóa đào tạo tham gia trước đó đối với các trường hợp học viên không bảo đảm thời lượng tham dự khóa đào tạo nhưng có lý do chính đáng thì cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo.
iii) Làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa đào tạo được đánh giá từ loại “Trung bình” trở lên.
Thứ hai, kiểm tra cuối khóa đào tạo:
– Hình thức kiểm tra: kiểm tra trắc nghiệm gồm 60 câu hỏi trong thời gian 60 phút;
– Nội dung kiểm tra: những nội dung quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra kiến thức đấu thầu cơ bản về đấu thầu.
– Xếp loại bài kiểm tra để cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản:
+ Xuất sắc: Bài kiểm tra đạt từ 95% tổng số điểm trở lên;
+ Giỏi: Bài kiểm tra đạt từ 85% đến dưới 95% tổng số điểm;
+ Khá: Bài kiểm tra đạt từ 70% đến dưới 85% tổng số điểm;
+ Trung bình: Bài kiểm tra đạt từ 50% đến dưới 70% tổng số điểm;
+ Không đạt: Bài kiểm tra đạt dưới 50% tổng số điểm.
Thứ ba, kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo trong thời gian 07 ngày làm việc, cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản cho các học viên đáp ứng yêu cầu theo Mẫu số 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.
3. Trách nhiệm của các bên đối với cấp chứng chỉ đấu thầu cơ bản:
3.1. Đối với cơ sở đào tạo đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT cơ sở đào tạo đấu thầu có trách nhiệm như sau:
– Cơ sở đào tạo đấu thầu có trách nhiệm chỉ tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
– Xây dựng tài liệu giảng dạy, bộ đề kiểm tra phù hợp với chương trình khung theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.
– Cơ sở đào tạo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Lưu ý:
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi
3.2. Đối với giảng viên đấu thầu:
– Giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT.
– Giảng viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Lưu ý:
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, giảng viên có trách nhiệm phải tiến hành gửi báo cáo hoạt động giảng dạy về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin dưới định dạng Word đến địa chỉ [email protected].
3.3. Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản như sau:
– Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản liên tục cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
– Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đấu thầu.
4. Mất chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản có xin cấp lại được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định về cấp lại chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản như sau:
– Trong các trường hợp chứng chỉ bị rách nát, hư hại, bị mất hoặc ghi sai thông tin thì các cá nhân đã được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản có thể đề nghị cơ sở đào tạo cấp lại chứng chỉ.
– Cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản cho học viên căn cứ hồ sơ gốc để thực hiện cấp lại chứng chỉ. Nội dung chứng chỉ cấp lại được ghi đúng như bản cấp lần đầu;
Cơ sở đào tạo đã cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản trong trường hợp cấp lại chứng chỉ do ghi sai thông tin thì cần phải xem xét điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ cấp chứng chỉ lần đầu cho phù hợp.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2013;
– Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT Quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;