Một trong những vấn đề cần quan tâm của doanh nghiệp hiện nay là việc khấu hao tài sản cố định. Bởi vấn đề khấu hao có sự ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp vào các chi phí của doanh nghiệp. Dưới đây là mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mới nhất:
Mẫu số 01: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo
Là mẫu số 06 – TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC được áp dụng với đối tượng là:
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ( ngoại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã)
– Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán… đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù
Đơn vị: …… Bộ phận: …… | Mẫu số 06 – TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
Số:………….
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng….. năm…..
Số TT | Chỉ tiêu | Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng | Nơi sử dụng
Toàn DN | TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành SX) | TK 642 Chi phí quản lý kinh doanh | TK 241 XDCB dở dang | TK 242 Chi phí trả trước | TK 335 Chi phí phải trả | … | |||||
Hoạt động …… | Hoạt động …… | Hoạt động …… | Hoạt động …… | |||||||||||
Nguyên giá TSCĐ | Số khấu hao | |||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | … | |
1 | I. Số khấu hao trích tháng trước | |||||||||||||
2 | II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng – | |||||||||||||
3 | III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng – | |||||||||||||
4 | IV. Số KH trích tháng này (I + II – III) | |||||||||||||
Cộng | x |
Người lập bảng (Ký, họ tên) | Ngày…. tháng …. năm…. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Mẫu số 02: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo Thông tư số 200/2016/TT-BTC
Là mẫu số 06-TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 200/2016/TT-BTC được áp dụng đối với đối tượng là:
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư số 200/2016/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình
– Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế
Đơn vị:…………… | Mẫu số 06-TSCĐ | |||
Bộ phận……………… |
|
Số:………..
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng…….năm……
SốTT | Chỉ tiêu | Tỷ lệkhấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng | Nơi sử dụng | TK 627 – Chi phísản xuất chung | TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công | TK 641 Chi phí bán hàng | TK 642 Chi phí quản lý Doanh nghiệp | TK 241 XDCB dở dang | TK 242 Chi phí trả trước dài hạn | TK 335 Chi phí phải trả | … | ||||
Toàn DN | Phân xưởng (sản phẩm) | Phân xưởng (sản phẩm) | Phân xưởng(sản phẩm) | Phân xưởng (sản phẩm) | |||||||||||
Nguyên giá TSCĐ | Số khấu hao | ||||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 13 | 14 | … |
1 | I. Số khấu hao trích tháng trước | ||||||||||||||
2 | II . Số KH TSCĐ tăng trong tháng | ||||||||||||||
– | |||||||||||||||
3 | III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng | ||||||||||||||
– | |||||||||||||||
4 | IV. Số KH trích tháng này (I + II – III) | ||||||||||||||
Cộng | x |
Ngày…. tháng …. năm….
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2. Mục đích, hướng dẫn cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:
* Mục đích:
Lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định nhằm mục đích để phản ánh số khấu hao tài sản cố định phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng
* Hướng dẫn cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:
– Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định từ tháng trước
– Các dòng số khấu hao tài sản cố định tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng tài sản cố định có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao tài sản cố định theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định
Công thức tính = Số khấu hao tính tháng trước cộng + Với số khấu hao tăng – Số khấu hao giảm trong tháng
– Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán có liên quan, cột ghi có TK 214. Bên cạnh đó được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
3. Quy định về khấu hao tài sản cố định:
Khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Khoản 9 Điều 2
Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:
Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định cụ thể về trích khấu hao tài sản cố định dựa theo nguyên tắc sau:
– Tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau:
+ Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất
+ Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp
+ Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê tài chính)
+ Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng)
+ Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp
+ Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
– Đối với tài sản cố định cho thuê: doanh nghiệp phải trích khấu hao
– Đối với tài sản cố định thuê tài chính: doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định
– Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
– Đối với trường hợp tài sản cố định được sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp: nếu có tham gia hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định
– Trường hợp tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được: trước hết doanh nghiệp sẽ xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra
Có sự chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Nếu như Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
– Đối với trường hợp đánh giá lại giá trị tài sản cố định đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập: các tài sản cố định phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó
– Quy định thời gian trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng hoặc giảm
– Trường hợp công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng: doanh nghiệp đã hạch toán tăng tài sản cố định theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán
– Đối tượng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm
– Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định: giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;