Sử dụng tiền giả bị phạt thế nào? Mua tền giả có bị bắt không? Vô ý sử dụng tiền giả có bị phạt?
Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả chính là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia như là làm ảnh hưởng cho đến việc phát hành tiền, lưu hành tiền và quản lý tiền tệ của chính Nhà nước. Vậy sử dụng tiền giả bị phạt thế nào? Mua tiền giả có bị bắt không?
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 28/2013/TT-NHNN xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
Mục lục bài viết
1. Sử dụng tiền giả là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN xử lý tiền giả, tiền nghi giả có quy định về tiền giả, theo đó tiền giả chính là những loại tiền mà làm giống như tiền Việt Nam nhưng lại không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc và phát hành. Vì vậy tiền giả là loại tiền mà không phải nhà nước phát hành vì loại tiền này đã được tạo ra bởi những tổ chức, cá nhân với mục tiêu chính là trục lợi bất hợp pháp. Để thực hiện được hành vi sản xuất và lưu hành tiền giả thì thường không chỉ là một cá nhân mà phần lớn sẽ được thực hiện bởi nhiều người và mỗi người ở mỗi một giai đoạn khác nhau.
Tại Điều 3
– Hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành hay mua, bán tiền giả;
– Hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào;
– Hành vi sao chụp tiền Việt Nam dưới bất kỳ mục đích nào mà không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của chính Ngân hàng Nhà nước;
– Hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do chính Ngân hàng Nhà nước phát hành ở trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, những cá nhân, tổ chức mà thực hiện những hành vi nghiêm cấm trên thì sẽ phải chịu những chế tài xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi sử dụng tiền giả được hiểu chính là hành vi đưa tiền giả để sử dụng rộng rãi từ người này qua những người khác, từ nơi này sang những nơi khác trong xã hội. Ví dụ như dùng tiền giả để đi mua bán xăng, để mua thực phẩm,…
2. Xử lý khi có hành vi sử dụng tiền giả:
Những tổ chức, cá nhân cố ý thực hiện hành vi sử dụng tiền giả thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 207
– Người nào thực hiện hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;
– Phạm tội ở trong trường hợp tiền giả mà có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng cho đến dưới 50.000.000 đồng, thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
– Phạm tội ở trong trường hợp tiền giả mà có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc là tù chung thân;
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc là phạt tù từ 01 năm đến 03 năm;
– Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc là tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên thì đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả chính là tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý tiền tệ, gây ra tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của đất nước.
Dấu hiệu pháp lý:
– Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm: Điều luật này đã quy định bốn loại hành vi, cụ thể là:
+ Làm tiền giả: Đây chính là hành vi tạo ra tiền giả. Hành vi có tham gia ở đây có thể là hành vi tham gia toàn bộ quá trình làm tiền giả hoặc là có thể chỉ tham gia ở một công đoạn của quá trình đó. Tiền giả ở đây có thể chính là tiền Việt Nam hoặc là tiền của nước ngoài.
+ Tàng trữ tiền giả: Đây chính là hành vi cất giữ trái phép trong nhà, trong người hoặc là ở một nơi nào đó (như ở cơ sở kinh doanh, sân vườn,…) các loại tiền giả.
+ Vận chuyển tiền giả: Đây chính là hành vi vận chuyển tiền giả từ các địa điểm này đến các địa điểm khác. Hành vi vận chuyển tiền giả có thể sẽ được thực hiện bằng bất kỳ hình thức nào như là mang theo người, thực hiện chuyển qua đường bưu điện, đường tàu hoả, hay đường hàng không,…
+ Hành vi lưu hành tiền giả: Đây chính là hành vi mua đi bán lại những loại tiền giả dưới bất kỳ của hình thức nào như là mua bán theo nghĩa thông thường, hành vi tráo đổi, hành vi thanh toán bằng tiền giả,…
– Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của người phạm tội đã được quy định chính là lỗi cố ý
– Hình phạt:
Điều này đã quy định ba khung hình phạt chính, một khung hình phạt cho sự chuẩn bị phạm tội và một khung hình phạt bổ sung.
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù là từ 03 năm đến 07 năm
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất sẽ có mức phạt tù từ 05 năm đến cho đến 12 năm được quy định cho trường hợp là phạm tội mà tiền giả có giá trị tương ứng từ 05 triệu đồng cho đến dưới 50 triệu đồng
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ hai sẽ có mức phạt tù từ 10 năm cho đến 20 năm hoặc là tù chung thân được quy định cho trường hợp là phạm tội mà tiền giả mà có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội mà có mức phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc là bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
+ Khung hình phạt bổ sung đã được quy định có thể sẽ được áp dụng chính là phạt tiền từ 10 triệu đồng cho đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.
Theo phân tích trên, thì xét về mặt lỗi thì người sử dụng tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người đó có hành vi cố ý phạm tội. Người sử dụng tiền giả có hành vi cố ý phạm tội hay không sẽ được chứng minh qua các vấn đề như:
+ Người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi của mình là có nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và có mong muốn hậu quả xảy ra;
+ Người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi của chính mình là nguy hiểm cho xã hội, đã thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy là không mong muốn nhưng họ vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Còn nếu như người sử dụng tiền giả không hề hay biết về vấn đề tiền của mình đang sử dụng tiền giả thì người này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi vì người này không có lỗi khi thực hiện hành vi này.
Ngoài ra, tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì người nào có những hành vi sau đây sẽ bị phạt cảnh cáo:
– Có hành vi không
– Có hành vi không
– Hành vi không giao nộp tiền giả theo đúng quy định của pháp luật.
Những người mà thực hiện các hành vi sau thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng:
– Hành vi phát hiện tiền giả nhưng lại không thu giữ;
– Hành vi phát hiện tiền nghi giả nhưng lại không tạm giữ;
3. Mua tiền giả có bị bắt không?
Đối với hành vi mua tiền giả thì sẽ được chia làm hai trường hợp:
– Hành vi mua bán tiền giả mà chưa hoàn thành và người có hành vi mua tiền giả chưa nhận được tiền giả: tại Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về các hành vi là làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Vì vậy, nếu như hành vi mua bán tiền giả mà chưa hoàn thành và người mua cũng chưa nhận được tiền giả thì là vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố về tội tàng trữ tiền giả. Chính vì vậy, trong trường hợp này sẽ có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
– Hành vi mua bán tiền giả đã hoàn thành và người mua tiền giả đã nhận được tiền giả: thì trong trường hợp này, người mua tiền giả cũng đã nhận được tiền giả và cũng đã hoàn thành giao dịch mua bán tiền giả, mà theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì đây cũng chính là hành vi tàng trữ tiền giả và người mua tiền giả có thể sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
– Các yếu tố cấu thành nên tội mua tiền giả:
Về mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này sẽ có một trong các dấu hiệu sau:
+ Đối với tội làm tiền giả sẽ được thể hiện qua các hành vi như in, vẽ, photo hoặc là bằng các hình thức khác nhằm để tạo ra các đối tượng này sẽ giống như tiền thật nhằm để làm cho người khác tưởng thật.
+ Tội in tiền giả tội sẽ phải thoả mãn mặt khách quan của chính tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
+ Việc làm ra tiền giả chính là nhằm để thu lợi bất chính.
Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội này đã xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.
– Về mặt chủ quan: Người phạm tội có lỗi cố ý.
– Vể mặt chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là các cá nhân mà có năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 14 trở lên, tuy nhiên cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Vô ý sử dụng tiền giả có bị phạt không?
Việc chứng minh việc một người mà có hành vi sử dụng tiền giả có lỗi hay là không có lỗi sẽ thuộc về thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 của Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:
– Cố ý phạm tội:
+ Người phạm tội đã nhận thức rõ về hành vi của mình là gây ra nguy hiểm cho xã hội, người đó thấy trước được hậu quả của hành vi đó và họ có mong muốn hậu quả xảy ra;
+ Người phạm tội đã nhận thức rõ về hành vi của mình là gây ra nguy hiểm cho xã hội, họ thấy trước được hậu quả của chính hành vi đó là có thể xảy ra, họ tuy là không mong muốn nhưng họ vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Vô ý phạm tội:
+ Người phạm tội tuy là thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra hoặc là có thể ngăn ngừa được.
+ Người phạm tội tuy là không thấy trước được hành vi của mình là có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, nếu như hành vi phạm tội với lỗi cố ý hoặc là lỗi vô ý thì có thể chịu trách nhiệm hình sự.
Ngược lại, nếu như không có lỗi khi mà thực hiện hành vi này thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.