Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM? Đối tượng được hưởng lương hưu? Trình tự, thủ tục hưởng lương hưu?
Các chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người tham gia như chế độ thai sản, chế độ ốm đau, tử tuất, … một trong những chế độ quan trọng trong bảo hiểm xã hội mà người quan tâm tới chính là chế độ hưu trí. Thực trạng hiện nay, nhiều người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có nhu cầu thay đổi hình thức nhận lương hưu từ tiền mặt sang tài khoản ngân hàng ( thẻ ATM) và thực hiện thông qua ứng dụng VssID do cơ sở BHXH ở xa hoặc người lao động tuổi cao không thể đi lại nhiều. Vậy thủ tục đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM như thế nào?
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM:
Ứng dụng VssID là ứng dụng bảo hiểm số mà BHXH Việt Nam cung cấp dịch vụ công và tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH. Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH, người hưởng chế độ lương hưu thì có thể đăng ký thay đổi hình thức nhận chế độ BHXH từ tiền mặt sang tài khoản ngân hàng cá nhân.
Thủ tục sử dụng dịch vụ công để nhận lương hưu thực hiện bằng 03 cách theo trình tự sau:
Cách 1: Đăng ký tài khoản cá nhân để thay đổi hình thức nhận lương hưu trên ứng dụng VssID
Bước 1: Trước hết tải ứng dụng VssID (trên App store đối với người sử dụng Iphone, CH play đối với người dùng hệ điều hành Androi), đăng nhập vào ứng dụng VssID. Tại màn hình Quản lý cá nhân, vào mục Dịch vụ công
Bước 2: Sau đó, chọn tới mục Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH.
Bước 3: Với những mục có dấu sao đỏ phải nhập thông tin bắt buộc chính xác, Tại mục “Hình thức nhận” là chọn nhận qua tài khoản và nhập số tài khoản ngân hàng và tên Ngân hàng (ghi rõ tên chi nhánh ngân hàng) mà người hưởng muốn nhận, kiểm tra lại thông tin và bấm Gửi.
Lưu ý: Những thông tin người đăng ký trên ứng dụng VssID mà người thay đổi hình thức nhận lương hưu khai phải trùng khớp về họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số CMND/CCCD với chủ tài khoản ngân hàng đã kê khai tại mục này.
Bước 4: Sau khi ấn gửi thành công, hệ thống sẽ tự động gửi mã OTP của giao dịch về số điện thoại của người hưởng, đây là mã do BHXH Việt Nam gửi.
Bước 5: Để hoàn tất thủ tục, cần nhập mã OTP trên ứng dụng và bấm Xác nhận.
Bước 6: BHXH Việt Nam sẽ gửi thông báo qua tin nhắn đến điện thoại người dùng xác nhận cá nhận đã nộp hồ sơ thành công. Kết quả xử lý dịch vụ công này sẽ được gửi về email đã đăng ký của người dùng sau 01 ngày làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận hồ sơ.
Cách 2: Đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, ATM trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
Bước 2: Sau đó, bấm Đăng nhập (là mã số BHXH, tức là số sổ BHXH hoặc 10 số cuối trên thẻ BHYT của người tham gia BHXH, BHYT) và nhập thông tin mã số BHXH và mật khẩu tài khoản VssID.
Bước 3: Chọn danh mục “Kê khai hồ sơ”, rồi tìm Mục “Người hưởng lĩnh chế độ BHXH bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi thông tin cá nhân” sau đó click vào hình ảnh tờ khai bên cạnh để kê khai thông tin.
Bước 4: Kê khai vào các trường thông tin có sẵn, sau đó lựa chọn nhận qua tài khoản và điền thông tin về số tài khoản nhận chế độ, mã xác nhận rồi chọn “xác nhận”.
Bước 5: Khi xác nhận đã điền đủ thông tin tại các dấu sao đỏ bắt buộc, tại mục Hình thức nhận, tích chọn Nhận qua tài khoản rồi điền thông tin chính xác số tài khoản cá nhân và Ngân hàng mở thẻ ATM. Nhập mã kiểm tra và Xác nhận. Sau đó, hệ thống sẽ tự động gửi mã xác thực (OTP) gồm 6 chữ số về số điện thoại đã đăng ký thì nhập mã số OTP đó và chọn “xác nhận” để hoàn tất thủ tục đăng ký. Nếu đăng ký thành công, hệ thống sẽ thông báo thủ tục đã hoàn tất.
Cách 3: Đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng bằng cách nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người hưởng lương hưu lập hồ sơ gồm: Thông báo thay đổi thông tin người hưởng theo mẫu số 2-CBH ghi rõ số tài khoản cá nhân (hoặc thẻ ATM), ngân hàng nơi mở tài khoản hoặc nơi nhận chế độ BHXH hàng tháng mới; Chứng từ thu phí mở tài khoản cá nhân lần đầu của Ngân hàng nơi người hưởng mở tài khoản nếu có chi phí phát hành thẻ ATM lần đầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính. Có thể nộp tại: Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh hoặc các điểm chi trả bảo hiểm xã hội. Thông thường người có yêu cầu thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang hưởng lương hưu
Lưu ý: khi đến nộp hồ sơ yêu cầu người hưởng mang theo bản chính: Giấy chứng minh nhân dân/ căn cước công dân để cơ quan bảo hiểm đối chiếu thông tin.
Bước 3. Nhận kết quả giải quyết
Ngay khi cơ quan BHXH nhận được hồ sơ
2. Đối tượng được hưởng lương hưu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Khoản 1 Điều 2
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ Người lao động làm việc theo
+ Người lao động theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức;
+ Người làm công tác trong tổ chức cơ yếu như công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác;
+ Người làm việc là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Người đang công tác giữ nhiệm vụ là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên đang theo học được hưởng sinh hoạt phí trong quân đội, công an, cơ yếu;
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người làm các hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
3. Trình tự, thủ tục hưởng lương hưu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ quy định tại Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Thứ nhất, đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hồ sơ bao gồm:
– Sổ BHXH;
– Bản chính quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP hoặc bản chính quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB;
– Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động và mức độ tỷ lệ thương tật quy định theo
– Đối với người nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì cần phải cung cấp giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS.
Thứ hai, đối với người đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH (kể cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích), hồ sơ gồm:
– Sổ BHXH;
– Bản chính đơn theo mẫu số 14-HSB;
– Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
– Bản chính giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB đối với trường hợp người hưởng lương hưu đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi. Đối với các trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2015 thì cần có bản sao các giấy tờ: giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án;
– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp xuất cảnh trái phép trở về nước để định cư hợp pháp;
– Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
Thứ ba, đối với người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng, hồ sơ bao gồm:
– Sổ BHXH;
– Bản chính quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng.
– Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
– Bản chính giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu theo mẫu số 13-HSB đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi. Đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù trong Khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/201 cần các giấy tờ bản sao như: giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo quy định tại Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thi sau khi chuẩn bị xong hồ sơ sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà cụ thể thực hiện như sau:
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục theo quy định
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
Đơn vị sử dụng lao động: nhận kết quả giải quyết từ cơ quan bảo hiểm xã hội để trả cho người lao động
Người lao động nhận kết quả giải quyết từ đơn vị sử dụng lao động hoặc từ cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định; nhận tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng.