Xăm hình (có hình xăm trên người) có phải đi nghĩa vụ quân sự? Xử phạt khi cố ý xăm hình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
Hiện nay, vấn đề đi nghĩa vụ quân sư là điều mà nhiều quý bạn đọc quan tâm tới, bởi việc đi nghĩa vụ quân sự thể hiện lòng biết ơn, tình yêu Tổ quốc của công dân. Theo quy định pháp luật, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp cũng như luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp công dân cố tình trốn tránh nghĩa vụ quân sự bằng nhiều cách khác nhau, vậy xăm hình (có hình xăm trên người) có phải đi nghĩa vụ quân sự? Cố ý xăm hình (có hình xăm trên người) bị xử phạt như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
–
– Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
– Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021;
– Hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Xăm hình (có hình xăm trên người) có phải đi nghĩa vụ quân sự?
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, việc con người ưa thích hình xăm và xăm hình trên người đang ngày càng phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người. Xăm hình (có hình xăm trên người) có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không là câu hỏi mà nhiều bạn đọc băn khoăn, thắc mắc.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định nguyên tắc, yêu cầu và các tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc, yêu cầu tuyển quân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 148/2018-TT-BQP quy định về vấn đề này như sau:
– Cần phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định, quy trình trong công tác tuyển quân.
– Đề cao trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức từ đó nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển quân.
– Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, an toàn, tiết kiệm; Tuyển đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, lấy tiêu chuẩn từ cao xuống thấp;
– Chú trọng tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, người dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên.
Từ đó góp phần tạo nguồn xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, về chỉ tiêu và thời gian tuyển quân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định chỉ tiêu và thời gian tuyển quân như sau:
– Phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ hằng năm.
Thứ ba, về tiêu chuẩn tuyển quân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
Một là, về tuổi đời:
– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
– Đối với trường hợp công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Hai là, tiêu chuẩn chính trị:
– Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Với các đơn vị, cơ quan và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Ba là, tiêu chuẩn sức khỏe:
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại
– Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng thì thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS; có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ;
Bốn là, tiêu chuẩn văn hóa:
– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên và sẽ tiến hành lấy từ cao xuống thấp.
Đối với những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì phải tiến hành báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
– Được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người.
Như vậy, theo phân tích nêu trên thì Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì không có đề cập đến vấn đề không gọi nhập ngũ đối với người xăm hình (có hình xăm trên người). Do đó, có thể hiểu với những người xăm hình (có hình xăm trên người) vẫn phải thực hiện đi nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã quy định về chữ xăm, hình xăm trên cơ thể là một trong những nội dung của tiêu chuẩn về chính trị trong công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ. Nhưng không phải mọi trường hợp xăm hình (có hình xăm trên người) đều sẽ không được tuyển chọn nhập ngũ mà chỉ có những trường hợp sau đây thì mới không được tuyển chọn:
i) Trên cơ thể có chữ xăm, hình xăm có các nội dung chống đối chế độ, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực, chia rẽ dân tộc.
ii) Chữ xăm, hình xăm phải gây phản cảm ở những vị trí lộ diện cụ thể ở phần dễ nhận biết và nhìn thấy như mặt, đầu, cổ.
iii) Chữ xăm, hình xăm mà từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống.
iv) Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.
Cần lưu ý rằng, hiện nay nhiều trường hợp nắm bắt được quy định nêu trên mà đã tiến hành xăm hình (có hình xăm trên người) để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021 thì trường hợp trên người có hình xăm nếu chữ xăm, hình xăm dưới da ở vị trí lộ diện, nhưng có diện tích nhỏ và không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường chính quy quân đội thì vẫn sẽ được xem xét gọi nhập ngũ.
2. Xử phạt khi cố ý xăm hình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
Cố ý xăm hình (có hình xăm trên người) bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP và Thông tư 95/2014/TT-BQP, cố ý xăm hình (có hình xăm trên người) có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân; Sửa chữa kết quả về tình trạng sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe; Nhờ người khác để kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay;
– Có hành vi đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– Các cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra, một số trường hợp còn áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế; Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.