Đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh hoặc bằng song ngữ Anh – Việt thông thường sẽ dùng trong các công ty liên doanh; trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; trong các công ty có người nước ngoài. Vậy mẫu đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nghỉ phép bằng tiếng Anh:
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
*****
APPLICATION FOR LEAVE OF ABSENCE
To: – Director Board of …
– Division of Administration and Human Resource
My full name is:…
Title:….
Work location:…
Company’s address:..
I write this application to get the leave of absence approval by the Director Board and Division of Administration and Human Resource: From …/…/… to …/…/…
Reason:..
I will arrange my work and duties with my colleagues and undertake to return to work in due time.
Sincere thanks!
Director Board (Signed, full name and sealed)
| …, date … month … year … Applicant (Signed, full name) |
2. Mẫu đơn xin nghỉ phép bằng song ngữ Anh – Việt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM)
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Independence – Freedom – Happiness)
***
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
(LEAVE APPLICATION FORM)
Kính gửi (To):…
Tôi tên là:…
(My name is:….)
Chức vụ:…
(Position:…)
Nay tôi làm đơn này xin đề nghị lãnh đạo công ty cho tôi nghỉ phép từ ngày…đến ngày….,
(Now I am writing this application to get the approval by the Board of Directors for my leave of absence from….to…)
Lý do (With the reason:…)
Trong thời gian nghỉ phép, tôi sẽ bàn giao đầy đủ công việc cho đồng nghiệp của tôi
(During vacation, I will hand over the work to my colleagues).
Kính mong Ban giám đốc xem xét chấp thuận.
(I sincerely hope the Board of Directors would consider and approve my leaving).
Trân trọng.
(Your faithfully).
Xác nhận của công ty (Confirmation of the Company) | ….ngày(date)…tháng(month)….năm(year)… Người làm đơn (Applicant) (Ký và ghi rõ họ tên) (Sign and write the full name) |
3. Những nội dung trong đơn nghỉ phép song ngữ Anh – Việt:
Trong đơn nghỉ phép song ngữ Anh – Việt sẽ có một số những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ chuẩn văn bản về hành chính viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh (THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Independence – Freedom – Happiness Độc lập – Tự do – Hạnh phúc)
– Tên của đơn: Đơn xin nghỉ phép (Application for leave/leave application form)
– Phần kính gửi (người nhận) (To Director Board of …/To Division of Administration and Human Resource)
– Họ tên đầy đủ của chính người làm đơn (Full name)
– Chức vụ của người làm đơn (Title/ Position)
– Bộ phận công tác của người làm đơn (Department)
– Nội dung của đơn xin nghỉ phép viết bằng ngôn ngữ Việt – Anh (Nay tôi làm đơn này xin đề nghị lãnh đạo công ty cho tôi nghỉ phép từ ngày……đến ngày….. Now I am writing this application to get the approval by the Board of Directors for my leave of absence from….to………)
– Lý do vì sao xin nghỉ phép (Reason):
+ Vì để nghỉ phép năm (Annual leave)
+ Vì nghỉ ốm (sick leave)
+ Vì nghỉ thai sản (maternity leave)
+ Vì nghỉ phép hưởng lương (orther paid leave)
+ Vì nghỉ phép không hưởng lương (unpaid leave)
– Lời cam kết trước khi nghỉ phép (Trong thời gian nghỉ phép, tôi sẽ bàn giao đầy đủ công việc cho đồng nghiệp của tôi/ During vacation, I will hand over the work to my colleagues)
– Lời đề nghị giải quyết (Kính mong Ban giám đốc xem xét chấp thuận I sincerely hope the Board of Directors would consider and approve my leaving)
– Lời cảm ơn (Sincere thanks!)
– Ngày tháng năm người xin nghỉ phép làm đơn
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
– Phần xét duyệt của Giám đốc hoặc người có thẩm quyền xét duyệt của công ty.
4. Quy định về thời gian nghỉ phép:
“Nghỉ phép” chính là một cụm từ gọi tắt cho các chế độ nghỉ ngơi của những người lao động mà được quy định trong
Nghỉ hằng năm: đây chính là những ngày mà người lao động được phép nghỉ có hưởng lương sau khi đã làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp được một năm, không bao gồm những ngày nghỉ lễ. Tại Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hàng năm, theo đó:
– Những người lao động đã làm việc đủ mười hai tháng cho một người sử dụng lao động thì người lao động đó sẽ được nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương theo đúng hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
+ Người lao động được nghỉ mười hai ngày làm việc đối với những người làm công việc ở trong điều kiện bình thường;
+ Người lao động được nghỉ mười bốn ngày làm việc đối với những người lao động mà chưa thành niên, những người lao động là người khuyết tật, những người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm;
+ Người lao động được nghỉ mười sáu ngày làm việc đối với những người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
– Những người lao động làm việc mà chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì người lao động đó sẽ có số ngày nghỉ hằng năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc của người đó.
– Trường hợp do người lao động thôi việc, người lao động bị mất việc làm mà lại chưa nghỉ hằng năm hoặc là chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền lương cho những ngày mà người lao động đó chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quy định về lịch nghỉ hằng năm sau khi đã tham khảo ý kiến của những người lao động và người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động biết. Những người lao động có thể thực hiện thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc là để nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi người lao động nghỉ hằng năm mà lại chưa đến kỳ trả lương, thì người lao động được tạm ứng tiền lương theo đúng quy định của pháp luật về Lao động.
– Khi người lao động nghỉ hằng năm, nếu người đó mà đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt hay đường thủy mà số ngày đi đường tính cả đi và cả về trên 02 ngày thì tính từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài những ngày nghỉ hằng năm và sẽ chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Thời gian mà được coi là thời gian làm việc để tính cho số ngày nghỉ hàng năm của người lao động:
+ Tổng thời gian học nghề, thời gian tập nghề theo đúng quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động mà nếu sau khi hết thời gian học nghề, hết thời gian tập nghề mà người lao động vẫn làm việc cho người sử dụng lao động.
+ Tổng thời gian thử việc nếu như người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động mà sau khi hết thời gian thử việc.
+ Tổng thời gian người lao động nghỉ việc riêng mà có hưởng lương theo quy định của pháp luật về Lao động.
+ Thời gian người lao động nghỉ việc không hưởng lương nếu như được người sử dụng lao động đồng ý nhưng mà cộng dồn không được quá 01 tháng trong một năm.
+ Thời gian người lao động nghỉ do tai nạn lao động, do bệnh nghề nghiệp nhưng mà cộng dồn không được quá 6 tháng.
+ Thời gian người lao động nghỉ do ốm đau nhưng mà cộng dồn không được quá 02 tháng trong một năm.
+ Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian người lao động thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở mà sẽ được tính là thời gian làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thời gian người lao động phải ngừng việc, phải nghỉ việc mà không do lỗi của người lao động.
+ Thời gian người lao động nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng mà sau đó lại được kết luận là không vi phạm hoặc là không bị xử lý kỷ luật lao động.
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
– Người lao động được nghỉ việc riêng những mà vẫn được hưởng nguyên lương và phải thực hiện thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Người lao động kết hôn: được nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn: được nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của người lao động; vợ hoặc chồng của người lao động; con đẻ, con nuôi của người lao động chết: của người lao động nghỉ 03 ngày.
– Người lao động sẽ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động khi mà ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người lao động, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn; anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
– Ngoài những ngày nghỉ mà pháp luật quy định trên đối với người lao động, thì người lao động có thể thỏa thuận với lại người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương.