Hiện nay, trong một số doanh nghiệp sẽ phải lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Đây là mẫu văn bản cần để thực hiện việc phân bổ tiền lương thực tế phải trả cũng như các chi phí khác liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội mới nhất:
Mẫu số 1: là mẫu mẫu 11-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng với đối tượng sau:
– Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình khi đang thực hiện kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Đơn vị: …… Bộ phận: … | Mẫu số 11 – LĐTL (Ban hành theo |
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng… năm …
Số TT | Ghi Có Tài khoản
Đối tượng sử dụng | TK 334 – Phải trả người lao động | TK 338 – Phải trả, phải nộp khác | TK 335 Chi phí phải trả | Tổng cộng | |||||||
Lương | Các khoản khác | Cộng Có TK 334 | Kinh phí công đoàn | Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm y tế | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm tai nạn lao động | Cộng Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388) | ||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành sản xuất) | |||||||||||
2 | TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh | |||||||||||
3 | TK 242- Chi phí trả trước | |||||||||||
4 | TK 335- Chi phí phải trả | |||||||||||
5 | TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang | |||||||||||
6 | TK 334- Phải trả người lao động | |||||||||||
7 | TK 338- Phải trả, phải nộp khác | |||||||||||
8 | …………………………… | |||||||||||
Cộng: |
Người lập bảng (Ký, họ tên) | Ngày… tháng… năm… Kế toán trưởng(Ký, họ tên) |
Mẫu số 2:
Mẫu 11-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC được áp dụng với các đối tượng sau:
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ghi loại trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã.
– Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán… đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Đơn vị: …… Bộ phận: … | Mẫu số 11 – LĐTL (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng… năm …
Số TT | Ghi Có Tài khoản
Đối tượng sử dụng | TK 334 – Phải trả người lao động | TK 338 – Phải trả, phải nộp khác | TK 335 Chi phí phải trả | Tổng cộng | |||||||
Lương | Các khoản khác | Cộng Có TK 334 | Kinh phí công đoàn | Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm y tế | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm tai nạn lao động | Cộng Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388) | ||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (TK 631 – Giá thành sản xuất) | |||||||||||
2 | TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh | |||||||||||
3 | TK 242- Chi phí trả trước | |||||||||||
4 | TK 335- Chi phí phải trả | |||||||||||
5 | TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang | |||||||||||
6 | TK 334- Phải trả người lao động | |||||||||||
7 | TK 338- Phải trả, phải nộp khác | |||||||||||
8 | …………………………… | |||||||||||
Cộng: |
Người lập bảng (Ký, họ tên) | Ngày… tháng… năm… Kế toán trưởng(Ký, họ tên) |
2. Mục đích lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội:
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội dùng để tập hợp cũng như phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả, trong đó bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp khác; các khoản chi phí khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động.
3. Quy định chung về tiền lương và bảo hiểm xã hội
3.1. Về tiền lương:
– Trong đó tiền lương theo quy định của
Về nguyên tắc mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải đảm bảo chế độ tiền lương như thỏa thuận, không được phân biệt giới tính đối với người lao động, đảm bảo chế độ chi trả lương phải bình đẳng, mang giá trị như nhau.
– Nguyên tắc chi trả lương của người sử dụng lao động:
Thứ nhất, người sử dụng lao động phải đảm bảo việc trả lương phải trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Trong trường hợp cụ thể, người lao động có quyền được ủy quyền cho người thứ ba để nhận tiền lương thay, và khi đó người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chi trả đầy đủ.
Thứ hai, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động. Và phía bên doanh nghiệp không được bắt ép người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
3.2. Về chế độ bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc để bù đắp một phần nào thu nhập của người lao động khi xảy ra vấn đề cụ thể như ốm đau, tai nạn lao động, sinh con, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hay chết dẫn đến việc bị giảm sút hoặc mất thu nhập hàng tháng.
Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được ghi nhận thông qua sổ bảo hiểm xã hội. Về nguyên tắc, khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được cấp một mã số sổ bảo hiểm để theo dõi quá trình mình tham gia đóng bảo hiểm. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của
Và để được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi của người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo đúng pháp luật về bảo hiểm
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc
– Được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.
4. Cách ghi bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội:
– Cơ sở lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội:
+ Dựa vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ,… sau đó kế toán tập hợp rồi phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng để tính toán số tiền sau đó ghi vào bảng phân bổ theo các dòng phù hợp.
+ Căn cứ vào tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và tổng số tiền lương phải trả (theo quy định hiện hành) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền phải trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn để ghi vào các dòng phù hợp cột ghi Có TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388).
– Số liệu của bảng phân bổ này sẽ được sử dụng để ghi vào các bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và các sổ kế toán có liên quan tùy theo các hình thức kế toán áp dụng ở tại mỗi đơn vị, cơ quan, cụ thể như Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái TK 334, 338…
Bên cạnh đó số liệu phân bổ này còn được dùng để tính giá thành thực tế sản phẩm, các dịch vụ đã hoàn thành.
– Bảng phân bổ tiền lương bao gồm các cột dọc ghi Có TK 334, TK 335, TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3888), các dòng ngang phản ánh tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính cho các đối tượng sử dụng lao động.