Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn nhức nhối, gây bức xúc cho dư luận, khơi dậy làn sóng phẫn nỗ cho toàn xã hội. Để nâng cao nhận thức và bảo vệ trẻ em khỏi vấn nạn xâm hại tình dục, dưới đây Mẫu bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em để làm tư liệu học tập và tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em:
Dựa vào những con số biết nói trên, chúng ta thấy rằng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ngày càng trở nên nóng bỏng và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống trẻ em và trở thành nỗi lo của các bậc phụ huynh. Vậy phải làm thế nào để giảm thiểu tối đa tình trạng xâm hại tình dục trẻ em?
Tuyên truyền là một hình thức phổ biến giúp mọi người nâng cao hiểu biết cũng như ý thức pháp luật trong việc phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em. Sau đây,
Mẫu bài phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Nạn xâm hại tình dục trẻ em đang là mối nguy hại gây ra làn
Để giúp cho các bậc phụ huynh bảo vệ con cái của mình khỏi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em một cách hiệu quả, sau đây là bài tuyên truyền 08 biện pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em để các bậc phụ huynh và các con cùng áp dụng thực hiện.
Biện pháp số 1: Dạy trẻ giao tiếp theo nguyên tắc 05 ngón tay:
Việc dựa vào 05 ngón tay để giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ xung quanh một cách dễ dàng, dễ hiểu và dễ áp dụng. Cụ thể như sau:
– Ngón tay cái- Thể hiện hành động ôm hôn: Chỉ thể hiện hành động này với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh, chị, em ruột để thể hiện tình yêu thương gia đình;
– Ngón tay trỏ- Thể hiện hành động nắm tay: Chỉ năm tay, khoác tay với những người trong cùng họ hàng, bạn bè hoặc thầy cô của mình. Nói không với những hành vi vượt quá giới hạn như ôm, hôn;
– Ngón giữa- Thể hiện hành động bắt tay: Hành động này thể hiện khi trẻ gặp người quen biết;
– Ngón áp út- Thể hiện hành động vẫy tay: Khi gặp người lạ, bé chỉ nên vẫy tay chào để thể hiện sự thân thiện, hiếu khách cuả mình;
– Ngón út- Thể hiện thái độ lo sợ và hành động xua tay không tiếp xúc, la hét hoặc bỏ chạy: Khi gặp người xa lạ có những cử chỉ thân mật quá đà khiến bé thấy lo sợ, không an toàn.
Biện pháp số 2: Dạy trẻ tìm hiểu về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể mình:
Đây là kỹ năng mà mỗi cha mẹ nhất định phải dạy cho trẻ về phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em. Phụ huynh cần dạy cho các con hiểu biết về giới tính và nhận biết đâu là vùng nhạy cảm trên cơ thể của trẻ mà không thể để cho người khác đụng chạm vào. Nhiều trường hợp khi trẻ bị xâm hại tình dục mà không biết được mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại do còn nhỏ và không được cha mẹ dạy về giới tính nên thiếu hiểu biết. Do đó, các em tạo cơ hội cho những kẻ xâm hại tình dục xâm hại đến các em, đụng chạm đến vùng nhạy cảm trên cơ thể mà không nhận thức được đó là hành vi xâm hại tình dục.
Khi dạy cho con về giới tính và cơ thể con người, các bậc phụ huynh cần chỉ ra cho trẻ biết đâu là vùng nhạy cảm trên cơ thể, là nơi con không cho phép bất kỳ ai được động chạm đến, kể cả người thân quen của mình và nhớ quy tắc giao tiếp bằng 05 ngón tay để cân nhắc các mối quan hệ xung quanh.
Biện pháp số 3: Dạy trẻ em không cho người khác đụng vào vùng nhạy cảm của mình:
Ngoài việc dạy cho con biết đâu là vùng nhạy cảm của mình thì bậc phụ huynh cũng cần dạy cho con biết cách bảo vệ cơ thể mình trước những hành vi động chạm cơ thể của con một cách cố ý, đặc biệt là vùng nhạy cảm của trẻ.
Các bậc phụ huynh cần dạy con cách phòng tránh như bỏ chạy hoặc nếu thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì vừa bỏ chạy vừa hét lớn để nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh nên không có người thân bên cạnh trẻ.
Biện pháp số 4: Dạy trẻ không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác:
Việc dạy cho con về giới tính và cơ thể của con giúp con hiểu được cấu tạo cơ thể người và giới tính con người. Do đó, trẻ hiểu được việc bảo vệ vùng nhạy cảm là cần thiết ở tất cả mọi người. Trẻ biết cách bảo vệ vungf nhạy cảm của mình thì cũng sẽ hiểu được một nguyên tắc là không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là người khác giới với mình. Trẻ tuyệt đối không tò mò về cơ thể của người khác để tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hay vô tính bị kích thích bởi sự thú tính, biến thái của những kẻ xấu.
Biện pháp số 5: Dạy trẻ cách tránh xa những người lạ mặt cố tình thân mật quá mức:
Cha mẹ nên dạy trẻ cách nói KHÔNG và tránh xa những người lạ mặt cố ý gần gũi với mục đích xấu. Cha mẹ nen cảnh báo và lường trước cho trẻ những tình huống xấu mà con có thể gặp phải khi đi chơi một mình vói người lạ mặt hoặc đi đến những nơi kín đáo, vắng vẻ. Cha mẹ nên dạy cho con cách từ chối khi người lạ cho con bất kể thứ gì, không tò mò về những lời kể, lời dẫn dắt thú vị của người lạ vì con sẽ gặp nguy hiểm.
Biện pháp số 6: Dạy trẻ không cho người lạ vào nhà:
Cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không tự ý cho người lạ mặt vào nhà. Khi có người lạ mặt gọi cửa, trẻ cần phải hỏi ý kiến của cha mẹ, nếu cha mẹ đồng ý thì mới cho người đó vào nhà còn nếu không có sự đồng ý của cha mẹ thì trẻ không được phép mở và không ai được phép bước vào nhà. Cha mẹ cũng cần lưu ý không nên để trẻ ở nhà một mình, đó chính là mối nguy cho những kẻ biến thái tìm đến, lợi dụng cơ hội phụ huynh vắng nhà để dở thói xâm hại tình dục trẻ em.
Biện pháp số 7: Dạy trẻ cách bỏ chạy hoặc nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh:
Cha mẹ nên đưa ra giả thuyết cho trẻ như: Trong trường hợp không may bị người lạ tấn công, xâm hại tình dục, trẻ nên chạy trốn và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tận dụng lúc người xấu sơ hở mà bỏ chạy và hét lớn để có được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, người thân để bé liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
Biện pháp số 8: Dạy trẻ báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe doạ hoặc gặp phải bất kỳ người nào trẻ không thích:
Cha mẹ cần dạy cho con cách bình tĩnh khi bị đe doa hoặc làm tổn thương con. Cha mẹ cũng cần bình tĩnh lắng nghe và tin tưởng con, trò chuyện với con nhiều hơn để con bớt lo lắng và cảm thấy yên tâm.
Trên đây là những biện pháp, những kỹ năng để cha mẹ dạy trẻ tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Các bậc phụ huynh cần phải trò chuyện, lắng nghe con nhiều hơn để hiểu con và giúp con bảo vệ mình bởi trẻ em là niềm hy vọng và là tương lai tươi sáng của đất nước.
2. Xâm hại tình dục trẻ em là gì?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 4
Bên cạnh Luật Trẻ em hiện hành, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ các trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Điều 13, cụ thể như sau:
– Trẻ em bị cưỡng dâm;
– Trẻ em bị hiếp dâm;
– Trẻ em bị dâm ô;
– Trẻ em bị giao cấu;
– Trẻ em bị dùng vào các mục đích khiêu dâm, mại dâm dưới mọi hình thức.
Trong trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục thì các em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em và được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục trẻ em.
3. Vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay:
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn từ năm …. đến năm ……, cả nước có hơn 4000 trẻ em bị xâm hại tình dục, trong đó có hơn 3600 trẻ là nữ giới. Trẻ em bị xâm hại tình dục phổ biến ở độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi là khoảng 2600 trường hợp, chiếm hơn 66% trẻ em bị xâm hại tình dục trong khoảng thời gian trên. Đáng buồn hơn là có hơn 293 trường hợp bị xâm hại tình dục là trẻm em dưới 06 tuổi. Những con số này có xu hướng tăng dần theo các năm.
Theo đánh giá nhanh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với 03 cơ quan Liên hợp quốc, có khoảng 73% trẻ em phải chịu các hình thức bạo lực, xâm hại và kỷ luật trong thời gian đại dịch Covid-19, khoảng từ cuối năm …. đến năm …… Tỷ lệ trẻ bị xâm hại tình dục ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Cụ thể là cứ có 10 trẻ em thì lại có 01 trẻ phải trải qua vấn nạn về xâm hại tình dục ở các hình thức khác nhau trên không gian mạng internet trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018;
– Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.