Khi nào công an được đánh người? Xử lý hành vi đánh người khi thi hành công vụ?
Hiện nay trong quá trình thi hành nhiệm vụ, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp vừa qua cùng với sự gia tăng của nhóm tội phạm xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân. Cho thấy lực lượng Công an vì dân, vì nước có mặt tại khắp các địa phương giữ gìn tính mạng, sức khỏe, bảo vệ dân nhân,… Tuy nhiên, nhiều trường hợp người dân bị Công an đánh hay trường hợp đánh người khi thành công vụ. Vậy, Khi nào công an được đánh người? Đánh người khi thi hành công vụ?
Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013;
–
– Thông tư 65/2020.TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khi nào công an được đánh người?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đồng thời mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định Cảnh sát giao thông trong hoạt động tuần tra, kiểm soát có quyền hạn như sau:
– Dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, phối hợp giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trường hợp cấp bách Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó tuy nhiên việc việc phải nhằm mục đích để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra,
Lưu ý: Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
– Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội.
– Cảnh sát giao thông sẽ được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
– Trường hợp có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh sát giao thông có quyền được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông.
– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cần có hành vi ngăn chặn kịp thời của cảnh sát giao thông hoặc cán bộ, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm hành chính hoặc nhằm đảm bảo chấp hành
– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật;
– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Tạm giữ người; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,…
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 10
+ Trừ trường hợp phạm tội quả tang, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
+ Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Do vậy, từ những quy định nêu trên, Công an an giao thông hoặc công an hình sự đều không được đánh người. Và căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi công an đánh người thì các cán bộ công an có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp công an đánh người mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nạn nhân, tài sản hoặc các lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan thì cần phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý hành vi đánh người khi thi hành công vụ:
Người thi hành công vụ được hiểu là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong cơ quan nhà Nhà nước và người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng, bổ nhiệm sẽ có nhiệm vụ thực hiện quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ này.
Hành vi đánh người khi thi hành công vụ là hành vi pháp luật nghiêm cấm, tuy mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà người có hành vi vi phạm đánh người khi thi hành công vụ có thể bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi vi phạm hành chính. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44
Trường hợp, đánh người khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng của người khác, tài sản hoặc lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi đánh người khi thi hành công vụ như sau:
Đối với một trong những hành vi sau đây, phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, cụ thể:
– Gây tổn hại cho sức khỏe hoặc cố ý gây thương tích của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, vũ khí thô sơ, phương tiện khác có khả năng sát thương;
– Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Quay phim, vẽ sơ đồ, chụp ảnh địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
– Quấy rối tình dục, sàm sỡ;
– Kích dục, khiêu dâm ở nơi công cộng;
– Trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay;
– Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
Như vậy, đối với hành vi đánh người khi thi hành công vụ có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Trường hợp hành vi đánh người khi thi hành công vụ đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.
Căn cứ theo Điều 137
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31 % trở lên đối với 02 người trở lên;
+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên đối với trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.