Hiện nay, tư vấn pháp lý là loại hình dịch vụ diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Loại hình dịch vụ này góp phần hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của người dân về mặt pháp lý. Dưới đây là mẫu thư báo phí (báo giá) dịch vụ tư vấn pháp lý thông dụng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thư báo phí (báo giá) dịch vụ tư vấn pháp lý thông dụng:
THƯ CHÀO PHÍ DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ
Thưa ông (Bà)…..
Công ty TNHH Luật….. xin trân trọng gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới ông (bà)…..
Trên cơ sở những nội dung làm việc giữa Công ty TNHH Luật…và ông (bà) tại ……ngày…. tháng…..năm …. vừa qua, chúng tôi xin ghi nhận rằng, Bà đã thay mặt cho công ty…. đề nghị sự trợ giúp của chúng tôi liên quan đến vấn đề dưới đây: ……
Trên tinh thần đó, chúng tôi xin làm rõ với ông (bà):
Thứ nhất, những công việc mà chúng tôi sẽ thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của ông (bà):
– Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho ông (bà).
– Chúng tôi sẽ trực tiếp hỗ trợ ông (bà) giải quyết vấn đề pháp lý liên quan, không giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của ông (bà).
– Thông báo kịp thời ông (bà) về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp. Đồng thời, chịu trách nhiệm giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến vụ án cũng như thông tin cá nhân của ông (bà).
– Xác minh thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ việc. Tiến hành tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong giai đoạn tố tụng dân sự, nếu Tòa án thấy cần thiết.
Thứ hai, phí tư vấn/dịch vụ pháp lý (tính theo mức khoán) để thực hiện dịch vụ này được tính cụ thể như sau:
– Đối với công việc được nêu trên đây, phí dịch vụ pháp lý là ….. triệu đồng Việt Nam (chưa có thuế VAT) và đã tính (hoặc chưa tính) đến các chi phí bên ngoài liên quan như đi lại, liên lạc……
Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của ông (Bà) về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi với Bà những thông tin cần thiết.
Giám đốc công ty TNHH Luật……
2. Thực trạng của dịch vụ vụ tư vấn pháp lý ở nước ta hiện nay:
– Hiện nay, dịch vụ tư vấn pháp lý ở nước ta diễn ra khá phổ biến. Ở bất kỳ địa phương, tỉnh thành nào cũng đều có các công ty luật, chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho người dân.
– Trong thực tiễn đời sống hiện nay, có rất nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật. Nếu trước đây, với những vấn đề mang tính pháp lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của chính mình, người dân sẽ tiến hành tố cáo ra phía cơ quan chức năng năng có thẩm quyền hoặc kiện cáo ra Tòa. Tức ở đây, trước kia, khi có đầy đủ căn cứ chứng minh tính tội phạm xảy ra, người dân mới tiến hành đưa ra pháp lý.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B và anh Nguyễn Văn M là bạn bè chơi với nhau. Đầu năm …., anh B cho anh M vay 100 triệu. Hai bên không làm hợp đồng vay nợ với nhau. Đến cuối năm …., anh M phá sản. Anh B đòi tiền thì anh M tuyên bố không trả tiền. Thực chất, từ đầu năm …., anh B đã thấy anh M có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho mình. Song vì tình nghĩa bạn bè, lại nghĩ hai bên không giao kết hợp đồng vay nợ với nhau, anh B không tiến hành kiện tụng. Chỉ khi anh M khiêu khích, nói không trả tiền, vì cay cú, anh B mới ra phía bên
– Vài năm trở lại đây, dịch vụ pháp lý ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Người dân tìm đến các cơ sở tư vấn pháp lý để nhận hỗ trợ. Đôi khi, chỉ là những mâu thuẫn, tranh chấp thông thường về tài sản, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, các cá nhân vẫn tìm đến sự hỗ trợ, trợ giúp của các
+ Thứ nhất, do tư tưởng của người dân ngày càng tiến bộ, hiện đại. Khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, nhận thức của người dân. Người dân nhận thức được rằng, mọi vấn đề trong thực tiễn đời sống đều được điều chỉnh bởi pháp luật. Do đó, những người học, hoạt động trong lĩnh vực luật sẽ nắm bắt được các vấn đề liên quan đến pháp luật, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho người dân.
+ Thứ hai, hiện nay, trong đời sống xã hội phát sinh rất nhiều vấn đề. Đặc biệt là mâu thuẫn liên quan đến tài sản. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bản thân, các cá nhân sẽ tìm đến các cơ sở pháp lý, để các cơ sở này đồng hành cùng họ trong các vấn đề liên quan đến pháp luật.
3. Ý nghĩa của thư báo phí trong dịch vụ tư vấn pháp lý:
Tư vấn pháp lý là dịch vụ thương mại đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Thư báo phí trong dịch vụ tư vấn pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Thư chào phí là thông báo cần thiết mà tư vấn viên phải cho khách hàng biết ngay từ sau khi xem xét yêu cầu của khách hàng và nhận lời làm tư vấn cho khách hàng. Để thực hiện việc tính toán các chi phí của khách hàng đối với tư vấn viên và bảo đảm cho việc thanh toán sau này giữa tư vấn viên và khách hàng cần có một thỏa thuận về thù lao và các chi phí khác. Thực chất, đây là một văn bản quan trọng trong quá trình tư vấn viên tiến hành hoạt động tư vấn của mình. Thông thường, sau khi tiếp xúc với khách hàng và nghiên cứu sơ bộ hồ sơ của khách hàng cung cấp, tư vấn viên thường làm công việc là viết bản chào dịch vụ pháp lý nhằm đề xuất mức phí tư vấn.
– Thông thường, vấn đề kinh phí là điều kiện tiên quyết để khách hàng có quyết định ký hay không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Bởi dù có nhu cầu, nhưng điều kiện kinh tế không đảm bảo tính khách quan trong khả năng của khách hàng, thì cá nhân sẽ không thể thuê dịch vụ pháp lý.
– Thông qua văn bản chào phí, khách hàng sẽ biết cơ sở hỗ trợ pháp lý sẽ thực hiện hỗ trợ vấn đề của mình ở những mảng hoạt động nào: Tư vấn, thu thập chứng cứ, tố tụng,…Đồng thời, ở từng dịch vụ, bên chào phí sẽ đưa ra mức phí cụ thể. Từ đó, khách hàng sẽ xem xét, đưa ra quyết định có thuê dịch vụ hay không. Chính vì những lý do đó, đa số các cơ sở dịch vụ pháp lý thường gửi một thư chào phí trước khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng để khách hàng nắm được. Thông qua văn bản báo phí này, ngoài việc nắm bắt được các nguồn chi phí sẽ phải chi trả, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng những tư vấn viên nào sẽ tham gia tư vấn cho họ, phí tư vấn, dịch vụ pháp lý là như thế nào, nội dung tư vấn bao gồm những vấn đề gì và điều kiện nào để họ có thể chấm dứt hợp đồng. Thư chào phí chính là một trong những cách thức hữu hiệu để các bên ngầm thống nhất thỏa thuận với nhau, tránh gây mất thời gian cho hai bên. Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đến Văn phòng luật K để tư vấn pháp lý về vấn đề ly hôn. Bà có bày tỏ mong muốn Văn phòng luật K sẽ hỗ trợ bà trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn. Sau khi nắm bắt được nội dung sự việc, phía văn phòng luật K đã gửi cho bà A một mẫu thư chào phí. Trong thư, văn phòng luật đã liệt kê các hoạt động hỗ trợ pháp lý của văn phòng đối với bà A và mức giá. Thấy mức giá mà bên Văn phòng luật K đưa ra hợp lý, bà A đã quyết định ký hợp đồng với bên văn phòng luật K (theo đó, Văn phòng luật K sẽ đứng ra, hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ly hôn giữa bà A và chồng).
– Thông qua thư chào phí, cơ sở cung cấp dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng của mình mức phí tư vấn. Khách hàng thông qua thư chào phí để quyết định có thuê dịch vụ của cơ sở pháp lý hay không. Có thể nói, thư chào phí được xem là cơ sở mang tính chất quyết định tính thành công của giao dịch pháp lý giữa cơ sở pháp lý và khách hàng.