Thủ tục trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân? Quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
Trong thời buổi ngày nay, vai trò của lao động càng ngày càng quan trọng đối với mỗi con người. Tuy nhiên, ở trong quá trình lao động chắc hẳn cũng sẽ phát sinh những tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là về những tranh chấp lao động cá nhân. Vậy thủ tục trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thủ tục trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Tranh chấp lao động chính là một trong những cụm từ mà mới được sử dụng ở nước ta trong một khoảng thời gian gần bốn chục năm trở lại đây. Trước 1985 thì khái niệm tranh chấp lao động hầu như là không được nhắc đến, thay vào đó là nếu không đồng tình hoặc là cần đưa vấn đề gì có liên quan đến các quyền lợi của cá nhân ra để yêu cầu giải quyết thì người lao động được sử dụng các quyền về khiếu nại, tố cáo. Tất cả những vấn đề khiếu nại, tố cáo đó sẽ được coi là những vấn đề thuộc trong lĩnh vực hành chính và hầu hết sẽ được giải quyết theo các thủ tục hành chính.
Khái niệm “tranh chấp lao động” chỉ được chính thức đề cập đến trong Thông tư liên ngành số 02/TT-LN của toà án nhân dân tối cao – với Viện kiểm sát nhân dân tối cao – với Bộ tư pháp – với Bộ lao động – với Tổng cục dạy nghề về việc hướng dẫn để thực hiện thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân về những việc liên quan đến tranh chấp trong lao động. Tuy nhiên, tại Thông tư liên ngành này thì khái niệm tranh chấp lao động lại không được xác định về nội hàm mà chỉ là một cụm từ mang tính thông báo. Không ai có thể định hình được tranh chấp lao động là gì, hoặc vấn đề đó là tranh chấp giữa ai với ai,….
Trải qua những thời kỳ đổi mới, sửa đổi, kế thừa Bộ Luật Lao động trước thì cho tới nay Chính phủ đã ban hành và đang áp dụng Bộ Luật Lao động 2019. Trong Bộ luật này đã quy định rõ ràng và cụ thể hơn về tranh chấp lao động. Theo đó, tại Điều 179 Bộ Luật này có quy định về tranh chấp lao động thì tranh chấp lao động chính là tranh chấp về:
– Các quyền và nghĩa vụ, các lợi ích mà phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, quá trình thực hiện hoặc là chấm dứt quan hệ lao động;
– Tranh chấp giữa những tổ chức đại diện của người lao động với nhau;
– Tranh chấp mà phát sinh từ quan hệ mà có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động
Có hai loại tranh chấp lao động đó chính là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, cụ thể như sau:
– Tranh chấp lao động cá nhân: chính là tranh chấp lao động xảy ra giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động. Có các loại tranh chấp lao động cá nhân như sau:
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với lại người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với doanh nghiệp, với tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động thuê lại với lại người sử dụng lao động thuê lại;
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích: chính là tranh chấp xảy ra giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Có các loại tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích như sau:
+ Tranh chấp lao động tập thể giữa một hay nhiều tổ chức đại diện của người lao động với người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp lao động tập thể giữa một hay nhiều tổ chức đại diện của người lao động với một hay nhiều tổ chức của những người sử dụng lao động;
Tại Điều 187 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì những cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp lao động cá nhân bao gồm có:
– Hòa giải viên lao động: chính là người mà do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện bổ nhiệm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ là hòa giải các tranh chấp lao động, các tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; thực hiện hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
– Hội đồng trọng tài lao động;
– Tòa án nhân dân.
Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thì tại Điều 188 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết”.
Như vậy, qua quy định trên thì trước khi người lao động hay người sử dụng lao động tiến hành yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết về vấn đề tranh chấp lao động cá nhân thì phải tiến hành bước hoà giải. Trừ các trường hợp sau thì người sử dụng lao động hay người lao động không bắt buộc phải tiến hành bước hoà giải mà có thể tiến hành luôn bước yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết về vấn đề tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể các trường hợp sau:
– Về vấn đề xử lý kỷ luật lao động theo hình thức là sa thải hoặc là về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về vấn đề bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa những người giúp việc gia đình với những người sử dụng lao động;
– Về vấn đề bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, pháp luật về việc làm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– Về vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người lao động với lại doanh nghiệp, với tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Giữa người lao động thuê lại với lại người sử dụng lao động thuê lại.
Tại bước hoà giải này sẽ có hai trường hợp xảy ra đó là trường hợp hoà giải thành và hoà giải không thành. Cụ thể như sau:
– Hoà giải thành: Trường hợp các bên mà thỏa thuận được thì hòa giải viên lao động sẽ
– Hoà giải không thành: Trong trường hợp phương án hòa giải mà không được các bên chấp nhận hoặc là có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng mà vẫn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Trong biên bản hòa giải không thành thì phải có chữ ký của các bên tranh chấp có mặt và của hòa giải viên lao động.
Sau khi tiến hành xong bước hoà giải mà các bên hoà giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để tiến giải quyết tranh chấp đó là phương thức yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc là yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Phương thức yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết:
+ Nếu như các bên tranh chấp lựa chọn phương thức là yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết thì các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết
+ Trong thời hạn là 07 ngày làm việc bắt đầu tính kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên thì ban trọng tài lao động phải được thành lập để thực hiện giải quyết tranh chấp.
+ Trong thời hạn 30 ngày bắt đầu tính kể từ ngày mà Ban trọng tài lao động bắt đầu được thành lập thì Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết các tranh chấp và phải gửi cho các bên tranh chấp.
+ Trường hợp hết thời hạn về thành lập ban trọng tài hoặc hết thời hạn để ban trọng tài lao động ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Trường hợp mà ban trọng tài lao động ra quyết định về việc giải quyết các tranh chấp nhưng một trong các bên không thi hành đúng quyết định thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Phương thức yêu cầu Tòa án giải quyết: thực hiện theo thủ tục trình tự quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
+ Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến vụ án đến Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền
+ Người khởi kiện tiến hành đóng tiền tạm ứng án phí sau khi có giấy báo của toà án
+ Các bên đương sự cùng với những cá nhân, tổ chức khác có liên quan nhận thông báo đã thụ lý vụ án của toà án
+ Thực hiện hoà giải và chuẩn bị xét xử
+ Mở phiên toà xét xử sơ thẩm
2. Quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
Tại Điều 190 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể như sau:
– Thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải về tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng tính bắt đầu kể từ ngày mà phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu để yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết về tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng tính bắt đầu kể từ ngày mà phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết về tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày mà phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Trường hợp mà người yêu cầu có chứng minh được vì lý do sự kiện bất khả kháng, hay trở ngại khách quan hoặc các lý do khác theo luật định mà không thể yêu cầu đúng thời hạn trên thì thời gian mà có sự kiện bất khả kháng, có trở ngại khách quan hoặc có lý do khác sẽ không tính vào thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.