Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo vệ quyền lợi của người lao động hiện nay. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là hoạt động diễn ra phổ biến của người lao động trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại công ty, doanh nghiệp. Dưới đây là bài phân tích về mẫu 620 chốt sổ bảo hiểm xã hội và phiếu giao nhận hồ sơ 620 mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu 620 chốt sổ bảo hiểm xã hội và phiếu giao nhận hồ sơ 620 mới nhất:
Số hồ sơ: 620/…/SO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU GIAO NHẬN HỒ SƠ
Loại hồ sơ: Xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người tham gia đối với sổ BHXH chưa được cơ quan BHXH rà soát, trả sổ; Xác nhận và in tờ rời sổ BHXH bổ sung đối với đơn vị đã nộp đủ số tiền nợ; Xác nhận quá trình đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện.
(Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 05 ngày)
1. Tên cá nhân/đơn vị: ……… Mã đơn vị:
2. Điện thoại: ……….. Email: ……
3. Địa chỉ nhận trả kết quả hồ sơ qua bưu điện (nếu có): ……….
STT | Loại giấy tờ, biểu mẫu | Số lượng |
Điều kiện: Đơn vị sử dụng lao động đã hoàn tất thủ tục báo giảm, Cá nhân/Đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. | ||
1. | Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) £ hoặc Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người), £ | |
2. | Các tờ rời sổ BHXH. | |
3. | Danh sách xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN (mẫu DS-XNBS) | |
4. | Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) |
Lưu ý:
1. Thủ tục nộp hồ sơ:
– Đối với sổ BHXH (mẫu cũ) đơn vị chỉ ghi và xác nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN đến tháng 12/2009, từ tháng 01/2010 không ghi vào sổ BHXH.
– Mục 3: áp dụng đối với đơn vị sử dụng lao động đề nghị xác nhận bổ sung quá trình đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động (không cần phải nộp sổ BHXH) sau khi đơn vị đã nộp đủ số tiền nợ.
– Mục 4: áp dụng đối với người lao động đề nghị xác nhận sổ BHXH do đơn vị đã giải thể, phá sản đã có căn cứ pháp lý và tất toán thu BHXH.
2. Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện thì thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ cộng thêm 02 ngày cho mỗi lượt.
|
……, ngày…… tháng…… năm……
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ Người nộp hồ sơ
(Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)
2. Các vấn đề liên quan đến việc chốt sổ bảo hiểm xã hội:
– Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Có hai hình thức đóng bảo hiểm xã hội. Đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Về khái niệm cũng như các đặc điểm theo quy định của luật, thì bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Trong khi đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Có thể thấy, bảo hiểm xã hội là hình thức bảo đảm quyền lợi kinh tế cho người dân trong những trường hợp đặc biệt. Đóng bảo hiểm xã hội, cá nhân sẽ được đảm bảo khi bị ốm đau, thất nghiệp hay nghỉ hưu.
– Thực tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có những thủ tục liên quan đơn giản hơn bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng cho người lao động trong quá trình lao động), cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội muốn dừng đóng thì phải xin chốt và rút sổ bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Chị Nguyễn Thị K là công nhân của công ty may mặc B. Chị K làm việc tại công ty này trong thời gian 8 năm. Đến đầu năm 2021, chị K xin nghỉ tại công ty B. Sau khi hoàn tất các thủ tục thôi việc, chị K xin rút và chốt sổ bảo hiểm xã hội. Việc chốt, rút sổ bảo hiểm xã hội giúp chị K thuận tiện cho việc đơn phương chấm dứt
– Liên quan đến vấn đề chốt, rút bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động thường tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội qua mẫu 620. Mẫu 620 là mẫu chốt, rút sổ bảo hiểm xã hội hiện nay của các cá nhân. Về nguyên tắc, chức năng chính của mẫu 620 là thực hiện vai trò xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp chưa được trả sổ; rà soát hoặc xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; trường hợp xác nhận và in tờ rơi của sổ bảo hiểm xã hội để bổ sung với đơn vị đã thực hiện đầy đủ nộp số tiền. Mẫu 620 giúp người lao động được chốt, rút sổ bảo hiểm xã hội, phục vụ cho công tác thực hiện, tiến hành các thủ tục liên quan sau này.
3. Thủ tục rút, chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Để thực hiện rút, chốt sổ bảo hiểm xã hội, cá nhân phải tiến hành thực hiện theo các quy trình, thủ tục nhất định như sau:
– Bước 1: Người sử dụng lao động nộp tất cả các giấy tờ cần thiết tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện (hoặc tỉnh nếu đơn vị thuộc quản lý của bảo hiểm xã hội tỉnh) nơi mà đơn vị, công ty có trụ sở trực tiếp. Ngoài hình thức nộp trực tiếp như trên thì người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin của dịch vụ điện tử về bảo hiểm xã hội. Hồ sơ thực hiện chốt sổ bảo hiện xã hội gồm các loại giấy tờ cụ thể sau đây: Tờ khai theo mẫu TK3-TS là mẫu tờ khai về đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin của bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; Bảng kê theo mẫu D01-TS; Sổ bảo hiểm xã hội;
– Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ; hoặc dữ liệu từ hệ thống điện tử và kiểm tra thông tin của hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ thì cơ quan này sẽ giải quyết việc báo giảm lao động; sau đó xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Bước 3: Khi cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết xong hồ sơ sẽ tiến hành gửi kết quả; đối với mỗi tháng để kiểm tra và đối chiếu thông tin của người lao động. Nếu hồ sơ không có gì sai sót, khách hàng sẽ nhận được mã số bảo hiểm xã hội; và gửi lại sổ bảo hiểm xã hội về cho người lao động.
Như vậy, để có thể chốt, rút bảo hiểm xã hội, cá nhân có yêu cầu phải tuân thủ thực hiện theo các bước, trình tự nêu trên. Việc Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về vấn đề chốt, rút sổ bảo hiểm xã hội giúp quả trình này được diễn ra một cách khách quan và chuẩn xác. Bởi trên thực tế, rút, chốt sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân, đặc biệt là người lao động. Quy trình chặt chẽ, rõ ràng, khách quan là cách thức bảo vệ quyền lợi của người dân một cách tốt nhất.