Nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc? Quy định của pháp luật về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc?
Tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sẽ luôn có những buổi đối thoại định kỳ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc gồm những gì?
Căn cứ pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Như chúng ta đã biết đối thoại chính là sự trao đổi, trò chuyện giữa ít nhất là hai bên, tức là các bên sẽ nói cho nhau nghe về những vấn đề, những quan điểm của mình. Theo đó, có thể hiểu đối thoại nơi làm việc là trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Việc đối thoại tại nơi làm việc sẽ làm cho các bên có cơ hội được chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Tất nhiên, một cuộc đối thoại luôn luôn phải có nội dung nhất định. Các bên có thể tiến hành đối thoại với một số nội dung như là: Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc ; yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động; Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động; nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Do đó, ta có thể xác định được nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc bao gồm những nội dung như sau:
Một là, người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận từ ban đầu, để xem xét khi có trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động đã ký kết. Những quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người sử dụng lao động này cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nơi có tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở.
Hai là, người sử dụng lao động và người lao động xác định các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động như là nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, hoặc là nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như là phải nhận lại người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; trả trợ cấp thôi việc đối với trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc
Ba là, người sử dụng lao động, thông báo về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; hoặc bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, và đề ra phương án sử dụng lao động.
Bốn là, đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở , người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về vấn đề xây dựng bảng lương, thang lương và định mức lao động. Công bố công khai thang lương, bảng lương và mức lao động tại nơi là, việc trước khi làm việc.
Năm là, người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động sẽ ra
Sáu là, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của người đại diện lao động tại cơ sở và ban hành, sửa đổi, bổ sung nội quy lao động của công ty, thông báo và niêm yết nội quy lao động mới ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Bảy là, người sử dụng lao động khi có vụ việc vi phạm với những tình tiết phức tạp, xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ vụ việc thì ra quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động. Quyết định này thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở .
Cần lưu ý rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động phải có trách nhiệm ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc trong doanh nghiệp và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thống nhất thực hiện các công việc đối thoại.
2. Quy định của pháp luật về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận và trao đổi ý kiến giữ người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp của các bên cùng có lợi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi tiến hành đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì các bên phải bảo đảm việc thực hiện dựa trên nguyên tắc nhất định, cụ thể như là: Các bên đối thoại theo hướng thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;Công ty và người lao động tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau;Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Định kỳ 3 tháng một lần hoặc ít nhất 01 năm một lần người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện để thực hiện trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao đông tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động; yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động và các nội dung khác mà hai bên quan tâm.
Hoặc người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc hai bên, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động để tổ chức cuộc đối thoại tương tự như việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; hoặc là đối thoại về các nội dung cả hai bên đều quan tâm; hoặc là khi có những vụ việc sau xảy ra tại nơi làm việc, như là các vấn đề về công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trượng hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động; Xây dựng phương án sử dụng lao động;Xây dựng thang lương, bản lương và định mức lao động;Vấn đề thưởng cho người lao động, quy chế thưởng; Các vấn đề liên quan đến nội quy lao động;Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
Tóm lại, có thể hiểu là mục đích của việc đối thoại là giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức ít nhất 01 năm một lần. Đối thoại nơi làm việc là trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, vì vậy khi người sử dụng lao động tiến hành đối thoại định kỳ cũng cần lưu ý một số điều như sau:
Khi tiến hành đối thoại tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, cũng như những điều kiện khác để cuộc đối thoại được thực hiện trên thực tế.
Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tổ chức ít nhất 01 năm một lần, hoặc do yêu cầu của các bên. Thông thường, sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở tổng hợp nội dung và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại. Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
Số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất 03 người, trong đó phải bao gồm:Người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp và các thành viên đại diện khác do người sử dụng lao động cử ra; Ban chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp hoặc đại diện Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp và các thành viên đại diện khác do Hội nghị người lao động bầu ra.
Tổ chức đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi bên người sử dụng lao động có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên người lao động có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện.
Những người tham gia có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận dân chủ các nội dung đối thoại.
Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động
Tóm lại, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy khi đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì sẽ có rất nhiều nội dung để các bên lựa chọn. Các bên cần lưu ý tổ chức đối thoại định kỳ theo những nguyên tắc chung mà pháp luật quy định.