Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải là gì? Quy định về việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải. Quy trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải. Thời gian thông thường để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.
Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng là phương thức vận chuyển yêu cầu khắt khe về quy trình vận chuyển bởi đây là vận chuyển những mặt hàng khổ lớn và cồng kềnh. Những mặt hàng này phải được vận chuyển bằng các loại xe lớn như container. Vậy quy trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn và chất lượng? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải là gì?
Hiện nay, các mặt hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải rất phong phú, đa dạng và có nhiều chủng loại như máy biến áp, bồn công nghiệp, máy móc công nghiệp, các thiết bị máy móc phục vụ cho công trình xây dựng….Đây là mặt hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời.
Theo Điều 12
-Chiều dài lớn hơn 20 mét;
-Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
-Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường bộ trở lên phải lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container phải lớn hơn 4,35 mét.
Bên cạnh đó, khi xét về trọng lượng, hàng siêu trọng- quá tải là loại hàng không thể tháo rời khi có trọng lượng ở mức 32 tấn. Khi xếp lên phương tiện vận chuyển bằng đường bộ đường bộ hoặc đường sông thì hàng có trọng lượng thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời được từ 20 tấn trở lên là hàng siêu trọng, quá tải.
2. Quy định về việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải:
Theo quy định tại Điều 13
-Phải có Giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá trọng tải trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
-Phải đảm bảo chở khối lượng hàng hoá theo đúng khối lượng cho phép của xe, theo đúng thiết kế của xe hoặc theo đúng khối lượng hàng hoá cho phép ghi trong Giấy phép lưu hành xe quá khổ, quá trọng tải trên đường bộ;
-Tuân thủ an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
Lưu ý, trong trường hợp việc vận chuyển sử dụng các rơ moóc kiểu module kết nối được với nhau với mục đích chở hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải thì khi đăng kiểm xe vận chuyển loại hàng hoá này, cơ quan đăng kiểm sẽ xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: Được phép sử dụng các module ghép nối với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Bên cạnh những quy định về phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận tải hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải cũng phải đáp ứng và tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu thông xe và đồng thời phải tuân thủ an toàn giao thông cũng như chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường (nếu có).
3. Quy trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải:
Việc vận chuyển hàng hoá phải được thực hiện theo đúng quy trình. Hơn nữa, đối với những hàng hoá siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải lại cần đáp ứng đầy đủ và nghiêm ngặt các bước để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Theo đó, quy trình vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải phải được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đơn vị vận chuyển tiếp nhận đơn hàng:
Để giao hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải, khách hàng cần chọn đơn vị vận chuyển uy tín, đáp ứng các tiêu chuẩn pháp luật quy định. Khi lựa chọn được đơn vị vận chuyển phù hợp, khách hàng cần cung cấp thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hoá và một số thoả thuận khác giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển. Một số thông tin cơ bản cần cung cấp như:
-Thông tin liên lạc, địa chỉ của người gửi, người nhận hàng;
-Thông tin hàng hoá như loại hàng, kích thước, trọng lượng, số lượng. Lưu ý cần phải đáp ứng yêu cầu về hàng hoá siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải được quy định tại
-Hình ảnh đơn hàng;
-Thoả thuận giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển về phí vận chuyển, thời gian hoàn thành đơn hàng và một số thoả thuận khác tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi khách hàng.
Bước 2: Khảo sát và thiết lập phương án vận chuyển:
Đơn vị vận chuyển tiến hành khảo sát và lên phương án với khách hàng để lựa chọn phương án phù hợp nhất, đảm bảo tiến độ vận chuyển và an toàn đối với người vận chuyển, hàng hoá và xe chở hàng. Việc khảo sát này chủ yếu được đơn vị vận chuyển đánh giá khảo sát về hàng hoá và tuyến được vận chuyển. Cụ thể là:
-Đối với hàng hoá: Bước đầu, đơn vị vận chuyển đánh giá về kích thước và trọng lượng của hàng hoá để kiểm tra, đối chiếu lại với thông tin khách hàng đã cung cấp tại Bước 1. Từ đó đưa ra giải pháp phân loại hàng hoá, đánh giá mức phí vận chuyển và lựa chọn phương pháp vận chuyển phù hợp;
-Đối với tuyến đường vận chuyển: Đơn vị vận chuyển đánh giá quãng đường vận chuyển xem có nguy cơ xảy ra rủi ro hay không, trong quá trình vận chuyển có trở ngại, vướng mắc nào hay không để từ đó lựa chọn tuyến đường phù hợp để bảo đảm tiến độ vận chuyển đã thoả thuận với khách hàng.
Bước 3: Tư vấn phương án cho khách hàng:
Sau khi thực hiện khảo sát, thiết lập phương án vận chuyển, đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn cho khách hàng các phương án và tư vấn cho khách hàng phương án tối ưu nhất. Bên cạnh đó, đơn vị vận chuyển cũng tư vấn cho khách hàng cách thức đóng gói và xếp hàng hoá lên xe vận chuyển.
Bước 4: Ký hợp đồng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải:
Sau khi thoả thuận và chốt được phương án vận chuyển với khách hàng, đơn vị vận chuyển sẽ ký kết hợp đồng vận chuyển với khách hàng. Trong hợp đồng ghi rõ các điều khoản hai bên đã thoả thuận, khách hàng đọc lại các điều khoản đó nếu đồng ý thì sẽ ký kết hợp đồng; nếu không đồng ý cần sửa đổi, bổ sung điều khoản thì yêu cầu đơn vị vận chuyển sửa đổi và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải.
Bước 5: Tiến hành vận chuyển hàng hoá theo thoả thuận:
Sau khi hai bên ký kết hợp đồng vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải thì đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành sắp xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển. Việc vận chuyển phải đảm bảo đúng như phương án mà hai bên đã lựa chọn và ký kết, phải đảm bảo thời gian, tiến độ vận chuyển trong hợp đồng.
Bước 6: Theo dõi đơn hàng và chăm sóc đơn hàng trong quá trình vận chuyển:
Trong quá trình hàng hoá vận chuyển, đội ngũ nhân viên luôn cập nhật thông tin hàng hoá đến khách hàng. Khách hàng nắm bắt được hàng hoá đang đi đến đâu, có xảy ra sự cố gì không và phía người nhận đã nhận được đơn hàng hay chưa.
Bước 7: Giao hàng cho bên nhận và kiểm tra, xác nhận hoàn thành đơn hàng:
Khi đơn hàng được đơn vị vận chuyển giao đến người nhận, đơn vị vận chuyển tiến hành hạ và dỡ hàng hoá cho người nhận kiểm tra lại một lần nữa. Phải bảo đảm rằng hàng hoá được giao đến tay người nhận đầy đủ và nguyên vẹn như trong hợp đồng. Nếu hàng hoá phù hợp, đạt đủ tiêu chuẩn như trong hợp đồng, đơn vị vận chuyển tiến hành bàn giao hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải cho người nhận và
4. Thời gian thông thường để vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải:
– Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Hà Nội hoặc các tỉnh miền Bắc vào Thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 3-5 ngày không kể ngày nhận hàng;
– Thời gian vận chuyển hàng hoá từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Trung khoảng từ 3-4 ngày không kể ngày nhận hàng;
– Một số địa điểm khác tuỳ từng đơn vị vận chuyển và nhu cầu của khách hàng mà cân đối thời gian vận chuyển siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải phù hợp nhất.