Pháp luật cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại là gì? Nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại?
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại là gì?
- 2 2. Quy định về chủ thể tham gia hoạt động cho vay tín chấp:
- 3 3. Quy định về lãi suất và hình thức cho vay tín chấp:
- 4 4. Quy định về đánh giá khả năng tài chính và phi tài chính của khách hàng:
- 5 5. Quy định về hoạt động quản lý, giám sát khoản vay:
- 6 6. Quy định về phân loại nợ:
- 7 7. Về xử lý nợ trong hoạt động cho vay tín chấp:
1. Pháp luật cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại là gì?
Pháp luật về cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại là toàn bộ các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phát sinh trong quá trình nhà nước điều chỉnh mối quan hệ phát sinh liên quan đến hoạt động cho vay đảm bảo bằng uy tín giữa bên cho vay là các ngân hàng thương mại và người vay vốn.
Pháp luật về cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại có các đặc điểm cơ bản sau:
– Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cho vay tín chấp của ngân hàng thương mại phát sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà cụ thể là trong hoạt động kinh doanh tiền tệ: hoạt động cấp tín dụng nói chung, và cho vay tín chấp nói riêng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ vì vậy chỉ các TCTD (ngân hàng thương mại) được phép thực hiện. Do đó, hoạt động cho vay tín chấp chỉ phát sinh khi một bên chủ thể cho vay là TCTD (ngân hàng thương mại).
– Do bản chất việc cho vay tín chấp là một
2. Quy định về chủ thể tham gia hoạt động cho vay tín chấp:
– Chủ thể tham gia hoạt động cho vay tín chấp bao gồm: Bên vay tại các ngân hàng thương mại là các cá nhân hoặc pháp nhân, trong đó:
– Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài
Bên cho vay là ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
– Điều kiện chủ thể tham gia hoạt động vay tín chấp Thông thường, điều kiện cơ bản đối với chủ thể tham gia vay vốn gồm:
Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự là người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường hợp mất năng lực hành vi, có khó khăn trong khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Quy định về lãi suất và hình thức cho vay tín chấp:
Quy định về lãi suất:
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được bên vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ bên cho vay. Cụ thể, lãi suất (l/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).
Theo quy định tại Điều 468,
Khoản 2, Điều 91,
Lãi suất cho vay được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN theo đó tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa trong một số lĩnh vực phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo Quyết định số 1730/QD-NHNN năm 2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngoại trừ một số lĩnh vực khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số ngành nghề đặc thù theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Thông tư 39 mà theo đó tổ chức tín dụng chỉ được áp dụng mức cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm thì trong các trường hợp khác hoạt động cho vay tiền giữa tổ chức tín dụng và khách hàng không bị giới hạn về hạn mức 20% một năm của khoản tiền vay theo quy định tại BLDS 2015.
Nội dung thỏa thuận về lãi suất còn bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay bao gồm: mức lãi suất cho vay thường tính theo tỷ lệ %/năm, phương pháp tính lãi căn cứ số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế phải được ghi rõ trên hợp đồng tín dụng, nếu mức lãi suất cho vay không tính theo tỷ lệ %/năm và phương pháp tính lãi trên số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó thì cần có nội dung quy đổi tương ứng. Lãi suất vay phải được tổ chức tín dụng niêm yết công khai và phải thông báo đến khách hàng nếu có sự thay đổi, điều chỉnh.
Quy định về hình thức cho vay tín chấp:
Hình thức cho vay là các hình thức vay vốn mà tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng. Trong đó, tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và tuân thủ theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.
Các hình thức cho vay tín chấp phổ biến hiện nay gồm có: vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, vay trả góp và vay theo hạn mức thấu chi.
Các ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu khách hàng để thỏa thuận về hình thức và | thời hạn cho vay tương ứng như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong đó:
– Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay tối đa 01 (một) năm. Với thời hạn ngắn hạn.
– Vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05(năm) năm.
– Vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Theo đó, thời hạn cho vay ngắn hạn thường phù hợp với hình thức vay thấu chi; còn trung và dài hạn phù hợp với với trả góp và thẻ tín dụng.
4. Quy định về đánh giá khả năng tài chính và phi tài chính của khách hàng:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng định kỳ và cho từng đối tượng khách hàng khác nhau để làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nguyên tắc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ gồm có:
– Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín | dụng nội bộ.
– Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm.
– Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao.
– Được Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
5. Quy định về hoạt động quản lý, giám sát khoản vay:
Hoạt động giám sát là hoạt động được tiến hành từ lúc khách hàng tham gia vay vốn đến khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng với mục đích là:
– Giám sát và đôn đốc khách hàng hiện đúng và đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng của khách hàng.
– Đồng thời kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp, theo dõi và ghi nhận việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc thực hiện đầy đủ chính xác quy trình cho vay của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, đảm bảo chất lượng vay vốn và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Nội dung giám sát bao gồm:
– Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng được lưu tại từng bộ phận,…
– Kiểm tra mục đích sử dụng vốn thông qua chứng từ, sổ sách, chứng từ hóa đơn khách hàng,….
– Theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng.
Nguyên tắc thực hiện:
– Quyền giám sát, quản lý khoản vay thuộc về tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn;
– Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
– Để tiện cho việc quản lý, giám sát tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ tín dụng khách hàng theo quy định.
6. Quy định về phân loại nợ:
Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Đồng thời trích lập dự phòng theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có 5 nhóm nợ như sau:
– Nhóm 1 gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 và các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn và các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Ngân hàng có thể phân loại lại nhóm nợ tùy thuộc vào việc đánh giá lại năng lực trả nợ và tình trạng khắc phục nợ quá hạn của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng thanh toán hết nợ quá hạn và đồng thời sau ngân hàng theo dõi, đánh giá lại đủ khả năng trả nợ sẽ có thể được chuyển nhóm nợ thấp hơn còn nếu khách hàng tiếp tục không đảm bảo trả nợ sẽ chuyển nhóm cao hơn.
Ngoài ra ngân hàng có thể thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với những khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Về xử lý nợ trong hoạt động cho vay tín chấp:
Xử lý nợ là việc thực hiện biện pháp để giải quyết khoản nợ khi gặp khó khăn trong trả nợ, không trả nợ được.
Xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc:
– Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu là khách quan, cần thiết và là một quá trình thường xuyên, liên tục, tiếp nối và kế thừa của quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong giai đoạn trước.
– Việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu cần được thực hiện thận trọng, từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tận dụng tối đa các nguồn lực tự xử lý của tổ chức tín dụng.
– Thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp; áp dụng hình thức và biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng và phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
– Xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; phát huy vai trò của VAMC – công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt trong việc xử lý nợ xấu; huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn lực xã hội và nguồn lực Nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong nền kinh tế căn bản và toàn diện.
– Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân | hàng, ưu tiên bảo vệ quyền chủ nợ, áp dụng biện pháp xử lý hành chính, khắc phục hậu quả dân sự, hành chính trước khi áp dụng các biện pháp xử lý hình sự; trong xác định trách nhiệm gây ra tổn thất, cần làm rõ những tổn thất phát sinh do nguyên nhân khách quan và tổn thất do cố ý làm trái quy định pháp luật; có cơ chế phù hợp bảo vệ cán bộ, công chức được giao xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu.
– Củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các tổ chức tín dụng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trò trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những tổ chức tín dụng vừa và nhỏ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội; tập trung cơ cấu lại, nâng cao năng lực tài chính, quản trị và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng hiện có; khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các định chế tài chính nước ngoài mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng yếu kém của Việt Nam.
– Phát triển mạnh mẽ, vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo và gia tăng khả năng tiếp cận vốn, dịch vụ ngân hàng của dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có nhiều khó khăn.
– Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên nguyên tắc phân định rõ ràng, minh bạch giữa chức năng của chính sách tiền tệ và chức năng của chính sách tài khóa.
Thứ bảy, Quy định về tranh chấp và xử lý tranh chấp trong hoạt động cho vay tín chấp
Tranh chấp trong hoạt động cho vay tín chấp là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân và tài sản phát sinh trong quá trình vay vốn tại ngân hàng.
Các loại tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp thường gặp bao gồm:
– Tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng tín dụng.
– Tranh chấp về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như dư nợ gốc, lãi suất vay, điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức trả nợ và các nội dụng khác.
Phương thức xử lý tranh chấp. Cũng giống như các loại tranh chấp khác, các tranh chấp tín dụng có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án theo quy định của pháp luật.
– Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải.
– Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cho đến nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn và thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Do đó tranh chấp trong hoạt động vay tín chấp có thể giải quyết bằng trọng tài đối với trường hợp hai bên có thỏa thuận.
– Giải quyết tranh chấp bằng Toà án. Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toá án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp. Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.