Một số vấn đề liên quan đến hành vi chạy quá tốc độ. Chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên ô tô, xe máy phạt bao nhiêu?
Tham gia giao thông là hoạt động thực tiễn mà các cá nhân thường xuyên phải tham gia để phục vụ cho việc di chuyển, sinh sống. Khi tham gia giao thông, có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là việc chạy quá tốc độ. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt đối với việc chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên ô tô, xe máy.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề liên quan đến hành vi chạy quá tốc độ:
1.1. Khái niệm chạy quá tốc độ:
– Chạy quá tốc độ là việc các cá nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tốc độ thông thường theo quy định pháp luật.
– Hiện nay, vượt quá tốc độ là thực trạng diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta. Mỗi ngày, số lượng người vi phạm lỗi vượt quá tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông ngày một tăng cao. Bất cứ khi nào có thể, các chủ thể tham gia giao thông đều vượt quá tốc độ. Hành vi vượt quá tốc độ của các cá nhân xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Về phía chủ quan cá nhân thực hiện hành vi: Tham gia giao thông thực chất là việc các cá nhân di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, nhằm phục vụ cho nhu cầu riêng của bản thân. Thực tế, không ai muốn tốn nhiều thời gian cho việc đi lại ngoài đường, nên khi có cơ hội, họ luôn thực hiện việc vượt quá tốc độ. Họ quan niệm rằng, việc phóng nhanh giúp họ tiết kiệm được thời gian. Đồng thời, khi không có cán bộ chức năng giám sát, họ có thêm điều kiện để thực hiện hành vi. Nói tóm lại, đối với cá nhân tham gia giao thông, xuất phát từ mong muốn di chuyển nhanh, đa phần đều thực hiện phóng nhanh, vượt quá tốc độ khi có điều kiện.
+ Về phía công tác quản lý của cán bộ chức năng có thẩm quyền: Công an giao thông là lực lượng chính chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động tham gia giao thông của người dân ở từng địa phương. Vì vậy, công tác quản lý có chặt chẽ, thì việc tham gia giao thông mới nghiêm túc và đạt được kết quả như ý. Thực tế, ở nhiều địa phương, công tác quản lý giao thông chưa được khách quan, chặt chẽ và minh bạch. Điều này khiến các cá nhân có cơ hội thực hiện hành vi vượt quá tốc độ. Đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ cho rằng đang ở độ tuổi học sinh, cơ quan chức năng Nhà nước sẽ không thổi phạt. Chính cán bộ cảnh sát giao thông ở một số địa phương cũng có quan điểm như thế. Khi thấy các bạn trẻ, học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, họ cho rằng việc xử phạt đối với các đối tượng này không có tác dụng, hoặc các bạn trẻ không có khả năng nộp phạt. Nên đối với hành vi của các đối tượng này, cơ quan chức năng thường bỏ qua. Điều này khí công tác quản lý bị lưới lỏng, dẫn đến tình trạng vượt quá tốc độ diễn ra phổ biến.
1.2. Hậu quả của việc chạy quá tốc độ ở xe máy, ô tô:
– Vượt quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật về tham gia giao thông. Hành vi này gây ra những hậu quả nhất định, cho người thực hiện hành vi vượt quá tốc độ, người tham gia giao thông khác và trật tự an toàn xã hội.
+ Thứ nhất, đối với chủ thể thực hiện hành vi vượt quá tốc độ. Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về tốc độ tham gia giao thông mà người điều khiển xe máy, xe ô tô có thể đạt đến. Quy định về tốc độ này dựa trên nghiên cứu, khảo sát thực tế về tính an toàn. Di chuyển với tốc độ an toàn, người tham gia giao thông sẽ dễ dàng xử lý phương tiện trong các trường hợp cần thiết. Nếu phóng nhanh, chủ thể điều khiển xe không linh hoạt, xử lý kịp thời các trường hợp khẩn cấp phát sinh. Hiện nay, rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông xảy ra do lỗi vượt quá tốc độ. Hành vi này khiến chủ thể vi phạm bị thương, thậm chí là tử vong. Có thể thấy, hậu quả nặng nề nhất mà vượt quá tốc độ mang đến với người thực hiện hành vi này là bị thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
+ Thứ hai, đối với các cá nhân tham gia giao thông khác. Giao thông là hệ thống di chuyển công cộng, theo đó, rất nhiều cá nhân cùng tham gia. Vậy nên, một cá nhân vi phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia khác. Giả sử, khi lưu thông bình thường trên đường, có một đối tượng phóng nhanh, vượt ẩu, đâm quệt vào họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài sản, thậm chí là tính mạng của người tham gia giao thông. Một cách vô tình, họ lại trở thành nạn nhân của hành vi vi phạm o đối tượng khác gây ra.
+ Thứ ba, đối với trật tự an toàn giao thông. Hành vi phóng nhanh vượt ẩu không chỉ gây nguy hiểm cho người trực tiếp điều khiển phương tiện mà còn tác động đến các chủ thể, cá nhân khác. Do đó, nếu hành vi này tiếp diễn một cách liên tục, thường xuyên, sẽ gây rối trật tự an ninh giao thông, làm mất đi giá trị văn hóa giao thông mà Nhà nước quy định xây dựng. Giao thông không ổn định thì trật tự an toàn xã hội cũng không thể được đảm bảo.
2. Chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên ô tô, xe máy phạt bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên, vượt quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể về việc xử phạt đối với việc chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên ô tô, xe máy. Cụ thể như sau:
–
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h trở lên thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, đối với hành vi chạy quá tốc độ từ 20 km/h trở lên, người điều khiển phương tiện xe máy có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
– Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô và các loại xe ô tô chạy quá tốc độ như sau:
+ Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép từ 5 km/h đến 10 km/h thì bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng.
+ Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép từ 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
+ Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định mà gây tai nạn giao thông; chạy quá tốc độ rượt đuổi nhau khi tham gia giao thông đường bộ; hoặc điều khiển xe chạy quá 35 km/h trở lên thì sẽ phải chịu mức phạt từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người điều khiển phương tiện ô tô vượt quá tốc độ 20 km/h thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.
Ngoài ra, khi điều khiển xe máy, ô tô vượt quá tốc độ 20 km/h, người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị thu giấy phép lái xe.
Có thể thấy, pháp luật quy định hết sức chặt chẽ, cụ thể về mức phạt hành chính đối với hành vi vượt quá tốc độ đối với xe máy và ô tô. Các biện pháp xử phạt này là biện pháp xử lý nghiêm minh, chặt chẽ đối với hành vi vượt quá tốc độ khi tham gia giao thông. Thực tế, hành vi này mang đến những hậu quả nặng nề cho các chủ thể tham gia giao thông. Vậy nên, việc đưa ra các quy định xử phát với từng mức độ hành vi giúp thể hiện tính răn đe cao, để các đối tượng vi phạm không tiếp diễn; các chủ thể khác không vi phạm. Cùng với đó, nó là cơ sở, tiền đề để xây dựng văn hóa giao thông văn minh, lịch sự.