Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài? Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài? Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Việt Nam ta là một nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, chính vì thế mà nước ta ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để những nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư kinh doanh vào Việt Nam thì những nhà đầu tư nước ngoài không những cần phải tuân thủ đúng các điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam mà còn phải tuân theo những điều kiện riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vậy điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đầu tư 2020;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Tại Luật Đầu tư 2020 quy định có 04 hình thức đầu tư chính mà các cá nhân, tổ chức nước ngoài được hoạt động đầu tư tại Việt Nam đó chính là:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
– Đầu tư góp vốn hay mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp;
– Thực hiện các dự án đầu tư;
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Ngoài ra còn có các hình thức đầu tư và loại hình tổ chức kinh tế mới theo các quy định của Chính phủ.
Như vậy, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo một trong hai phương thức đó chính là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc là phương thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty của Việt Nam.
Nếu nhà đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo phương thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì phải tuân thủ những điều kiện mà Điều 22 Luật Đầu tư 2020 quy định, cụ thể là những điều kiện sau:
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài: Pháp luật về đầu tư quy định những nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường giống như các quy định đối với những nhà đầu tư trong nước, trừ những ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và những ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Đối với những ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thì những nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ những điều kiện sau:
+ Tỷ lệ về sở hữu vốn điều lệ của những nhà đầu tư nước ngoài có trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức của đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động của đầu tư;
+ Năng lực của những nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện các hoạt động đầu tư;
+ Những điều kiện khác mà theo quy định tại luật, tại nghị quyết của Quốc hội, tại pháp lệnh, tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại nghị định của Chính phủ và tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là thành viên.
– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có những vấn đề sau:
+ Có dự án đầu tư;
+ Đã thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Phải thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu nhà đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo phương thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì phải tuân thủ những điều kiện mà Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định, cụ thể như sau:
– Pháp luật về đầu tư quy định những nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng các điều kiện tiếp cận thị trường giống như các quy định đối với những nhà đầu tư trong nước, trừ những ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và những ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Đối với những ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thì những nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ những điều kiện sau:
+ Tỷ lệ về sở hữu vốn điều lệ của những nhà đầu tư nước ngoài có trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức của đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động của đầu tư;
+ Năng lực của những nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện các hoạt động đầu tư;
+ Những điều kiện khác mà theo quy định tại luật, tại nghị quyết của Quốc hội, tại pháp lệnh, tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại nghị định của Chính phủ và tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta là thành viên.
– Bảo đảm về quốc phòng, về an ninh theo đúng quy định của pháp luật;
– Tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai như về điều kiện nhận quyền sử dụng đất; các điều kiện sử dụng đất tại đảo, tại xã, phường, thị trấn biên giới, tại xã, phường, thị trấn ven biển.
2. Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
2.1. Hồ sơ thành lập theo phương thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Nhà đầu tư cần chuẩn bị lần lượt bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau để chuẩn bị nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu nhà đầu tư dự định thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo phương thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Hồ sơ đăng ký đầu tư:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Đề xuất về dự án đầu tư;
– Hợp đồng thuê trụ sở và các loại giấy tờ chứng minh về quyền cho thuê của bên cho thuê;
– Văn bản xác minh về số dư tài khoản ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài phải tương đương hoặc là nhiều hơn với số tiền đầu tư;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ thay thế hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
– Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài đối với nhà đầu tư là tổ chức
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD /hộ chiếu của người đại diện của phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
– Bản
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ của công ty;
– Danh sách các thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; danh sách các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu của các thành viên; của các cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật Nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư là cá nhân.
– Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài đối với nhà đầu tư là tổ chức
– Văn bản cử ra người đại diện theo ủy quyền;
– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
–
– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả.
2.2. Hồ sơ thành lập theo phương thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
Nhà đầu tư cần chuẩn bị lần lượt bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau để chuẩn bị nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu nhà đầu tư dự định thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo phương thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
Hồ sơ thành lập công ty:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ của công ty;
– Danh sách các thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; danh sách các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên góp vốn là người Việt Nam, của người đại diện theo pháp luật;
–
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Hồ sơ xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư là người nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài
– Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Hồ sơ chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của cá nhân hoặc của tổ chức Việt Nam sang cho các nhà đầu tư nước ngoài:
– Thông báo về việc đáp ứng đủ các điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài
– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: phải có quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho những người nước ngoài;
– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh: phải có biên bản họp; có quyết định của hội đồng thành viên về quyết định việc chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho những người nước ngoài;
– Đối với công ty cổ phần: phải có biên bản họp; có quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc quyết định chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp cho những người nước ngoài;
– Hợp đồng chuyển nhượng;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài;
– Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục;
– Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả.
3. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
3.1. Thủ tục thành lập theo phương thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ đã chuẩn bị như đã nêu trên về đăng ký đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong khoảng thời gian là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ thì cơ quan đăng ký đầu tư phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và phải cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan đăng ký đầu tư phải ra thông báo và hướng dẫn nhà đầu tư phải bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ
Bước 3: thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp như đã nêu trên đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (nhà đầu tư có thể nộp qua cổng dịch vụ công về đăng ký doanh nghiệp)
Bước 4: thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ mà không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải ra thông báo và hướng dẫn cho nhà đầu tư sửa đổi và bổ sung hồ sơ.
3.2. Thủ tục thành lập theo phương thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty
Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 2: Thời hạn để được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong khoảng thời gian là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ thì cơ quan đăng ký doanh nghiệp phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ mà không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải ra thông báo và hướng dẫn cho nhà đầu tư sửa đổi và bổ sung hồ sơ.
Bước 3: thực hiện thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên và nộp tại Phòng Đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 4: thời hạn để được cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài
Trong khoảng thời gian là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ thì phòng đăng ký đầu tư phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và phải cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong trường hợp hồ sơ mà không hợp lệ thì phòng đăng ký đầu tư sẽ phải ra thông báo và hướng dẫn cho nhà đầu tư sửa đổi và bổ sung hồ sơ.
Bước 5: thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của cá nhân hoặc của tổ chức Việt Nam sang cho những nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ nêu trên và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 6: thời hạn giải quyết
Trong khoảng thời gian là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp hồ sơ.