Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân? Viện Kiểm sát nhân dân có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn những gì? Công tác và nguyên tắc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân?
Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ phải bảo vệ pháp luật, con người, quyền công dân,…
Cơ sở pháp lý:
–
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 107
Hiến pháp, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định Viện Kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như sau:
– Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện kiểm sát nhân dân chính
– Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân từ đó góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện Kiểm sát nhân dân có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn những gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn những nội dung sau:
Thứ nhất, chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện Kiểm sát nhân có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Viện Kiểm sát nhân dân có yêu cầu trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Phê chuẩn, quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
Thứ hai, Trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có quyền
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014,
Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Thứ ba, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có quyền phê chuẩn, không phê chuẩn những nội dung sau:
– Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật; hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật;
– Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp gia hạn tạm giữ, khẩn cấp, việc tạm giam và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân.
– Đối với các quyết định tố tụng khác của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ.
– Viện Kiểm sát nhân dân trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
3. Công tác và nguyên tắc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định các công tác của Viện Kiểm sát nhân dân như sau:
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
– Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố
– Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
– Trong giai đoạn truy tố tội phạm thực hành quyền công tố;
– Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thực hành quyền công tố;
– Trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự thực hành quyền công tố
– Điều tra một số loại tội phạm;
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
– Kiểm sát việc giải quyết, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
– Kiểm sát việc điều tra, khởi tố vụ án hình sự;
– Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
– Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
– Kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ, thi hành án hình sự;
– Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật;
– Kiểm sát việc thi hành án hành chính; thi hành án dân sự;
– Kiểm sát việc giải quyết tố cáo, khiếu nại trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
+ Thống kê tội phạm; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật;
+ Hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học;
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân có nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
– Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.
– Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp như sau:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan