Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe. Chạy xe quá tốc độ có bị tước bằng lái (treo bằng lái xe) không? Chạy xe với tốc độ quá chậm có bị xử phạt không?
Tôi có một câu hỏi cho luật sư như sau: Điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà chạy xe quá tốc độ thì có bị tước bằng lái xe (treo bằng lái xe) không?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568.
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định 123/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không dân dụng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về tốc độ tối đa của các loại xe:
Để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ thì quy định về tốc độ cho phép của các phương tiện giao thông đường bộ luôn được pháp luật quy định, cụ thể như sau:
– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư trừ đường cao tốc:
+ Đối với các phương tiện xe cơ giới khi di chuyển trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h
+ Tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới khi di chuyển trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h
– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư trừ đường cao tốc:
+ Khi xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn thì tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 90km/h. Còn tốc độ khi di chuyển trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới là 80km/h
+ Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) thì tốc độ tối đa khi di chuyển tại đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 80km/h; đường hai chiều, đường một chiều có một có một làn xe cơ giới là 70km/h.
+ Đối với ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông tốc độ tối đa khi di chuyển trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên khi di chuyển sẽ là 70 km/h. Còn khi di chuyển trên đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới là 60km/h.
+ Ô tô kéo rơ mooc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc khi di chuyển trên đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe trở lên tốc độ tối đa là 60km/h. Với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới tốc độ tối đa khi di chuyển là 50km/h
– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40km/h
– Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h
Lưu ý: Khi người dân tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
2. Chạy xe quá tốc độ có bị tước bằng lái (treo bằng lái xe) không?
Chạy xe quá tốc độ là hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ việc này được quy định tại Khoản 11 Điều 8
Khi tham gia giao thông mà chạy quá tốc độ cho phép thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 03/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Theo Nghị định này thì mức xử phạt đối với hành vi chạy xe quá tốc độ được quy định như sau:
– Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với xe ô tô được quy định như sau:
+ Tại điểm a Khoản 2 Điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
+ Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định 10 km/h đến 20km/h sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Khi bị xử phạt về hành vi này người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra nếu vi phạm tại điểm này người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h (Quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2019/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tại trường hợp này người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Mức Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi chạy xe quá tốc độ:
+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Người điều xe máy kéo khi thực hiện hành vi vi phạm này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng thì sẽ bị tước giấy chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong vòng từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra người điều khiển xe khi thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (Khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (Khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Tại Điểm b Khoản 10 điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
3. Chạy xe với tốc độ quá chậm có bị xử phạt không?
Chạy xe vượt tốc độ tối đa khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền và có thể bị tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên chạy xe quá chậm trong một số trường hợp cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
– Mức phạt đối với xe ô tô tham gia giao thông với tốc độ quá chậm như sau
+ Người nào điều khiển xe ô tô chạy với tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về phần đường bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+ Ngoài ra người nào điều khiển xe ô tô dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ quá chậm như sau:
+ Người nào điều khiển xe chạy với tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại điểm k, khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
+ Người nào điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiều cho phép thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (quy định tại điểm q Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
– Xe kéo, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông mà di chuyển với tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Quy định tại điểm i Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).