Xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước liên tục phải đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân thông qua công tác mặt trận thôn, tổ dân phố. Bài viết dưới đây sẽ phân tích mẫu báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, khu phố mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, khu phố mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …. tháng …. năm ……
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC MẶT TRẬN
LỜI MỞ ĐẦU:
……..
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
………
TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ:
……….
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ MỚI:
………..
2. Công tác mặt trận thôn, khu phố:
– Công tác mặt trận là việc chính quyền từng địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng trong việc quản lý dân cư, an sinh xã hội, phát triển chất lượng sống của người dân. Đặc biệt, khi Nhà nước phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, công tác mặt trận thôn, khu phố càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những năm về trước khi chưa có chủ trương của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất thuần nông, cây trồng chủ lực là cây lúa nước nên đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế – xã hội kém phát triển. Đến khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động trong nhân dân, nhận thấy đây là một cơ hội không thể tốt hơn cho người dân vùng nông thôn. Với mục tiêu hết sức thiết thực là Nhà nước hỗ trợ một phần còn lại nguồn lực được huy động trong nhân dân, trong doanh nghiệp và từ mọi thành phần kinh tế khác để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, để biến ước mơ thành hiện thực, thì công tác tuyên truyền vận động nhân dân là rất quan trọng sẽ quyết định thành công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, với sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương và Mặt trận cấp trên nhân dân trong thôn đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ và thành quả của xây dựng nông thôn mới là để cho người dân hưởng lợi, người dân lại được làm chủ thể trong xây dựng nông thôn mới….Ở đây, công tác mặt trận thôn, phố là hoạt động công tác mà tất cả người dân cùng tham gia, tiến hành. Khi người dân tích cực cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận cấp trên tuyên truyền vận động, tạo ra sự lan tỏa rộng rãi trong nhân dân, truyền cảm hứng cho nhân dân hăng hái vào cuộc để biến cơ hội thành hiện thực nhằm đưa đời sống của mỗi nhà, mỗi người và toàn xã hội vươn lên thoát khỏi trói buộc của sự nghèo khó.
– Báo cáo tổng kết các mặt trận nhằm phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ban công tác mặt trận cùng các thành viên đẩy mạnh phong trào ở cấp cơ sở nhằm xây dựng khu dân cư chuẩn nông thôn mới vì một mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện đúng các quy chế dân chủ thực sự trong khu dân cư, lấy phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là tôn chỉ.
– Như đã phân tích, công tác mặt trận thôn, khu phố là việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành. Trong mô hình quản lý bộ máy Nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền (cơ quan cấp trên, tức quốc hội) ban hành các Nghị định, thông tư, chủ trương chính sách. Cơ quan cấp dưới sẽ thực hiện truyền tải những chủ trương này đến từng người dân. Bởi suy cho cùng, các kế hoạch, quy định Nhà nước đề ra đều nhằm mục đích để người dân nắm bắt được, thực hiện để xây dựng đời sống dân cư tốt lên. Công tác mặt trận giúp quá trình này diễn ra nhanh, quy củ, hợp lý và khách quan hơn. Người dân sẽ là chủ thể trực tiếp tiếp nhận thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước; giám sát quá trình hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước của địa phương. Mục đích xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân ngày càng hoàn thiện hơn khi các cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh, sôi nổi công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
– Hiện nay, các Ban công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện tốt chương trình phối hợp thống nhất hành động; chủ động tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, những quy định của địa phương, nhất là tham gia giám sát đầu tư của cộng đồng; phối hợp hướng dẫn xây dựng quy ước ở khu dân cư; bình xét, đề nghị công nhận gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Các Trưởng ban công tác Mặt trận hoạt động có hiệu quả, thường xuyên phối hợp với tổ dân phố và các chi hội đoàn thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể tại địa phương.
3. Giải pháp khắc phục công tác mặt trận thôn, khu phố mới nhất:
– Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cần có một số giải pháp cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã xây dựng nội dung phối hợp thống nhất hành động cụ thể, sát với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhất là cụ thể hóa nội dung nhân dân làm chủ trong cơ chế ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát” thành các quy chế, quy định để hướng dẫn các Ban công tác tác Mặt trận khu dân cư triển khai thực hiện.
+ Thứ hai, Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, tăng cường chủ động sinh hoạt của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; làm tốt công tác tập hợp nhân dân tích cực tham gia, hướng dẫn xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm trên các lĩnh vực như: thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; mô hình tự quản bảo vệ môi trường, an ninh trật tự… nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; thường xuyên tham mưu với cấp ủy, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
+ Thứ ba, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, kịp thời hòa giải các mâu thuẫn trong nhân dân; vận động nhân dân tích cực hưởng ứng xây dựng gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa, thôn, tổ văn hóa.
+ Thứ tư, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của khu dân cư về công tác triển khai cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ; đồng thời tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của cử tri trong cuộc bầu cử đến với người dân. Đây là việc làm cần thiết nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm của cử tri trong cuộc bầu cử. “Để cử tri địa phương hiểu rõ hơn về cuộc bầu cử, Ban công tác Mặt trận tổ dân phố luôn xác định phải đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu.
Công tác mặt trận thôn, tổ dân phố có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Xã hội ngày càng phát triển, sự biến chuyển về tư duy của người dân dẫn đến những biến chuyển về điều kiện kinh tế, xã hội. Do đó, Nhà nước cần đưa ra những kế hoạch, chủ trương, chính sách để thích ứng theo những biến chuyển chung của xã hội. Có như vậy, Nhà nước mới có thể quản lý được trật tự dân cư xã hội, đảm bảo mọi hoạt động của người dân đều nằm trong sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Đồng thời, công tác mặt trận thôn, tổ dân phố giúp người dân thực hiện một cách tối đa quyền lợi của mình trong công tác quản lý, giám sát hoạt động hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể nói, công tác mặt trận là sự phối hợp giữa Nhà nước và người dân, nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội; đem đến cho người dân một cuộc sống đầy đủ, no ấm.