Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc kiểm dịch thực vật cho chủ thể. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu xuất khẩu quá cảnh mang tính chất vô cùng quan trọng không chỉ ngăn chặn dịch bệnh mà còn nâng cao uy tín của ngành xuất khẩu Việt Nam. Dưới đây là mẫu đăng ký kiểm dịch trong các trường hợp cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật:
Mẫu 1:
PHỤ LỤC I
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…………, ngày…… tháng…… năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (*)
Kính gửi:…(**) …
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:…Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp:… Nơi cấp:…
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):
Tên hàng……..
Tên khoa học: …..
Cơ sở sản xuất: …..
Mã số (nếu có): …
Địa chỉ: ….
Số lượng và loại bao bì: ….
Khối lượng tịnh:…..
Khối lượng cả bì: …
Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr…): ..
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ….
Địa chỉ: ….
Nước xuất khẩu:…….
Cửa khẩu xuất:….
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ……
Địa chỉ: ………..
Cửa khẩu nhập:…..
Phương tiện vận chuyển: ……
Mục đích sử dụng: …..
Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có): ….
Địa điểm kiểm dịch: ….
Thời gian kiểm dịch:….
Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ….
Nơi hàng đến:….
Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
Tổ chức cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch:
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: … để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi……giờ ngày……tháng……năm…… Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Vào sổ số…, ngày…tháng…năm…(*)……
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Cơ quan Hải quan (trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:……
……, ngày…tháng…năm…
Chi cục Hải quan cửa khẩu…
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(*) Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.
Mẫu 2:
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV) ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …… tháng …… năm ……
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Số: ………/KDTV Cấp cho: ….
Địa chỉ: …..
Điện thoại: …….
CĂN CỨ CẤP GIẤY:
□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ……… ngày…/…/…;
□ Giấy đăng ký KDTV; □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;
□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;
□ Căn cứ khác: ………..
CHỨNG NHẬN:
Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: …..
Số lượng: ….
Khối lượng:…(viết bằng chữ)….
Phương tiện vận chuyển: ……….
Nơi đi: ……..
Nơi đến: …
□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;
□ Phát hiện loài ………………….. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;
□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên; □ Lô vật thể trên được phép chở tới……..
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG
□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;
□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng,
□ .);
□ Điều kiện khác:…
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.
Mẫu 3:
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) (TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV) ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …… tháng …… năm ……
GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Số: ………/KDTV Cấp cho: ………
Địa chỉ:……
Tên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật: …..
Số lượng: …… (viết bằng chữ) …..
Khối lượng: … (viết bằng chữ)……
Địa điểm để hàng: ….
Ngày kiểm tra: …..
Kết quả kiểm dịch thực vật (KDTV): ….
- Vật thể nhập khẩu:
□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép bốc dỡ và vận chuyển đến …; Trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, nếu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý theo quy định về KDTV;
□ Kiểm tra bên ngoài lô hàng, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép vận chuyển đến ………………………….. Chủ vật thể phải báo ngay cho Chi cục KDTV vùng ………… để hoàn tất thủ tục KDTV;
- Vật thể xuất khẩu:
□ Lô vật thể đã được kiểm dịch và đủ điều kiện xuất khẩu;
□ Được phép vận chuyển lên tàu. Chủ vật thể phải nộp Giấy chứng nhận KDTV chính thức cho cơ quan Hải quan để thay thế cho Giấy tạm cấp này ngay sau khi được cơ quan KDTV cấp.
Có giá trị từ ngày ___ / ___ /____ đến ngày ___ / ___ /____
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC IV
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU HOẶC TÁI XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày……tháng……năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU/TÁI XUẤT KHẨU
Kính gửi: …………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: ………………… Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau:
1.Tên hàng:… Tên khoa học:….
Cơ sở sản xuất: ….
Mã số (nếu có): ….
Địa chỉ: ….
Số lượng và loại bao bì: ….
Khối lượng tịnh: … Khối lượng cả bì: ………
Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC: …….
Phương tiện chuyên chở: ….
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ….
Địa chỉ: …..
Cửa khẩu xuất: …..
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: …..
Địa chỉ: …..
Cửa khẩu nhập: …..
Nước nhập khẩu: ….
Mục đích sử dụng: ….
Địa điểm kiểm dịch: ….
Thời gian kiểm dịch:…..
Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có): …..
Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; ………… bản sao ………….
Vào sổ số: … ngày ……/……/……
Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký Tổ chức, cá nhân đăng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn điền mẫu đăng ký kiểm dịch thực vật:
Phần kính gửi ghi rõ cơ quan kính gửi như sau: Chi cục kiểm dịch thực vật…(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Trạm kiểm dịch thực vật …)
Ngoài giấy đăng ký thì bạn cần có:
– Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
3. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền:
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm:
+ Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra lô vật thể, kiểm tra hồ sơ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thực hiện các nghiệp vụ kiểm dịch thực vật khác.
+ Thực hiện việc lưu mẫu, vận chuyển mẫu, gửi mẫu và hủy mẫu vật thể hoặc mẫu sinh vật gây hại; lập và lưu giữ hồ sơ về kiểm dịch thực vật.
Cục Bảo vệ thực vật:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan kiểm dịch thực vật.
+
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư cho các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Căn cứ pháp luật:
– Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT.