Cách nhận biết sổ hộ khẩu giả? Mức phạt làm sổ hộ khẩu giả? Thẩm quyền xử phạt hành vi làm sổ hộ khẩu giả?
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ hành chính rất quan trọng, có vai trò xác định nhân khẩu, là cơ sở để quản lý nhân khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng trên thực tế không thiếu trường hợp có hành vi làm giả sổ hộ khẩu. Vậy cách nhận biết sổ hộ khẩu giả là gì? Mức phạt làm sổ hộ khẩu giả ra sao?
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Cách nhận biết sổ hộ khẩu giả:
Kiểm tra con dấu:
Con dấu thể hiện việc chứng thực, công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, việc kiểm tra con dấu là một trong những cách xác thực sổ hộ khẩu thật hay giả.
Phân biệt con dấu giả hay thật dựa trên các yếu tố sau:
* Màu mực in:
– Con dấu thật: có màu mực in rõ nét
– Con dấu giả: có màu mực in không được rõ nét do mực in kém chất lượng dẫn đến việc khi đóng dấu giả sẽ có màu mực mờ, nhòe, không rõ nét,…
* Các chi tiết in trên dấu:
– Con dấu thật: Các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả
– Con dấu giả: Dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả; Quốc huy, quốc hiệu đọng mực, nhạt, mờ nhòe, răng cưa mất chi tiết;…
* Về nét chữ:
– Con dấu thật: nét chữ bao giờ cũng sắc nét
– Con dấu giả: Không sắc nét. Các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng, các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ
Con dấu giả được làm ra ở những cơ sở không uy tín dẫn đến việc con dấu làm ra không được sắc nét, nét chữ có thể bị đứt quãng, không liền mạch.
* Giấy tờ chứng nhận giá trị của con dấu:
– Con dấu thật: Không tẩy xóa
– Con dấu giả: Nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định ngay đó là con dấu giả.
Kiểm tra chữ ký:
Chữ ký giả thường được in bằng máy, độ đậm và độ nhạt rất đều hoặc đứt quãng bất thường, không có sự lưu loát. Trong khi đó chữ ký thật đương nhiên phải được ký rõ ràng, đậm và liền mạch
Kiểm tra tẩy xóa, sửa chữa:
Kiểm tra một phần là độ mới, độ cũ của các loại giấy tờ để xem có sự tẩy, xóa hay không. Thường nếu giấy tờ có sự tẩy xóa, thì thường lộ những nhược điểm tại nơi tẩy xóa, giấy có vết hằn và thường mỏng hơn bình thường, và chữ tại chỗ có sự tẩy xóa cũng sẽ dễ bị nhòe màu mực, độ đậm độ nhạt của chữ cũng khác, thậm chí nếu bị tẩy xóa nhiều giấy sẽ bị co lại, mặt giấy có nhiều nếp nhăn.
Kiểm tra phôi giấy:
Phôi giấy là ấn phẩm đặc biệt thường được dùng để in các loại giấy tờ. Với những phôi giấy thật do Nhà nước in thường có đường vân vô cùng sắc nét, dùng kính hiển vi phóng to hơn sẽ dễ nhận biết được với phôi giấy giả với thật
Kiểm tra thông qua việc đến trực tiếp các cơ quan, tổ chức nơi cấp sổ hộ khẩu để xác minh (cụ thể là
2. Mức phạt làm sổ hộ khẩu giả:
Hành vi làm giả sổ hộ khẩu là hành vi vi phạm pháp luật. Với việc thực hiện làm giả sổ hộ khẩu sẽ bị chịu chế tài xử lý, bao gồm: xử phạt vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự
2.1. Xử lý vi phạm hành chính:
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác
+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác
+ Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác
+ Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên
+ Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật
+ Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, mức xử phạt vi phạm với việc làm sổ hộ khẩu giả sẽ bị xử phạt mức tiền là 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Bên cạnh việc phạt tiền, sẽ phải áp dụng biện pháp khắc phục xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác; làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Nếu hành vi làm giả sổ hộ khẩu đủ các dấu hiệu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể căn cứ tại Điều 341
– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
+ Tái phạm nguy hiểm
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi làm sổ hộ khẩu giả:
– Thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội (Căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)
– Thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Thẩm quyền của Trưởng công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền: Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.