Cán bộ công chức được hiểu là những cá nhân hoạt động trực tiếp hoạt động trong cơ quan Nhà nước. Họ phục vụ đời sống người dân, giải quyết những vướng mắc mà người dân gặp phản. Đây được xem là những nhân tố gắn bó mật thiết với đời sống người dân nhất. Do đó, khi cán bộ công chức vi phạm, công dân có quyền làm đơn tố cáo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức nộp ở đâu?
1.1. Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi (1): ……
Họ và tên tôi (2): ……… Sinh ngày (3):…….
Chứng minh nhân dân số (4): ………
Ngày cấp (5): …./…/……. Nơi cấp (6): ……..
Hộ khẩu thường trú (7): ………
Chỗ ở hiện tại (8):………
Số điện thoại liên hệ (9): ………
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh (10): …….Sinh ngày (11):………
Chứng minh nhân dân số (12): ………
Ngày cấp (13):………Nơi cấp (14): ………
Hộ khẩu thường trú (15): ……
Chỗ ở hiện tại (16): ………
Vì anh (10) ……. đã có hành vi (17)………..
Sự việc cụ thể như sau: (18)………
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh …… (10) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm 20…
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
1.2. Cách viết đơn tố cáo cán bộ công chức:
Đơn tố cáo cán bộ công chức là việc người dân, cá nhân, tổ chức phản ánh, tố giác hành vi vi phạm của cán bộ công chức. Khi viết đơn, cá nhân cần tuân thủ cách thể hiện nội dung, hình thức văn bản sau đây:
– Phần kính gửi: người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết;
– Tên người viết đơn tố cáo, thông tin cá nhân bao gồm ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, số chứng minh thư nhân dân
– Thông tin của người có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
– Nội dung sự việc; cán bộ công chức viên chức người thực hiện công vụ có hành vi trái quy định như thế nào; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại,..
– Giấy tờ tài liệu chứng minh: ảnh chụp tài sản bị hư hại, biên lai mua hàng hóa bị hư hại,…
– Yêu cầu của người viết đơn: giải quyết, xử lý người có hành vi vi phạm
– Cam kết nội dung trình bày nêu trên là đúng sự thật
– Ký và ghi đầy đủ họ tên.
Như vậy, khi viết đơn tố cáo cán bộ công chức, cá nhân phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như trên.
1.3. Mẫu đơn tố cáo cán bộ công chức nộp ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23
2. Một số quy định về cán bộ công chức:
– Cán bộ, công chức là một đối tượng lao động đặc biệt, họ thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước và thực hiện công vụ, nhiệm vụ do nhà nước giao. Cán bộ, công chức là những cá nhân hoạt động, làm việc cho cơ quan Nhà nước. Để trở thành cán bộ công chức, cá nhân phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định. Khi trở thành cán bộ công chức, các cá nhân phải sống và làm việc theo những quy chuẩn, nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, về tinh thần làm việc: Cán bộ công chức phải tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân; tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị…thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của
+ Thứ hai, về trang phục, tác phong làm việc: Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu; sử dụng trang phục ngành, đeo thẻ, biển tên, cầu vai, cấp hàm đúng quy định; có tư thế, tác phong nghiêm túc, lịch sự; Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, thời gian họp; không làm việc riêng hay rời cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng; sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ; không hút thuốc lá trong khuôn viên trụ sở cơ quan; gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; Không uống rượu, bia trong cơ quan; không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
+ Thứ ba, về ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân: Cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân phải làm những việc sau đây: Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Thứ tư, về ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo: Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây: Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Hướng dẫn, giúp người khiếu nại, tố cáo hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật; tham mưu giải quyết thấu đáo theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy trình thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các đề nghị của tổ chức và cá nhân được giải quyết đúng pháp luật; Khi xác minh, kết luận, kiến nghị phải thận trọng, khách quan; Trường hợp hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo có sai sót, chậm, muộn phải nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi theo quy định; Nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp công dân không được làm những việc, đó là: Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Như vậy, cán bộ công chức phải tuân thủ, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp, sao cho xứng đáng với chức danh cán bộ mà bản thân đang gánh vác.
– Thực tế, không phải cán bộ công chức nào cũng đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc sống và làm việc như trên. Có rất nhiều người rơi vào sai phạm trong quy cách hoạt động, làm việc, ứng xử với nhân dân. Khi thấy những hành vi không chuẩn chỉnh, vi phạm nguyên tắc hoạt động, đạo đức của người cán bộ, người dân hoàn toàn có quyền làm đơn tố cáo cán bộ công chức.