Việt Nam là một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều dựa trên tinh thần bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Một trong những quyền đặc trưng, cơ bản của công dân trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước là làm đơn kiến nghị, phản ánh. Dưới đây là mẫu trả lời đơn kiến nghị, phản ánh của công dân mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu trả lời đơn kiến nghị, phản ánh của công dân mới nhất:
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH (1) Số:……../……..-…….. Về việc trả lời đơn kiến nghị của công dân | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …………, ngày …., tháng ……, năm 20…. |
Kính gửi: Ông/ Bà ……………………………. (2)
Ngày…..tháng…..năm………(3),…………………………….(1) nhận được đơn thư kiến nghị của Ông/Bà ……………… (2)
Nội dung chính của đơn: …………………………………………………………….. (4)
Sau khi xem xét nội dung đơn và các quy định liên quan đến việc giải quyết, ……….(1)………… trả lời như sau:
“………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….. “
Trên đây là ý kiến trả lời của ……………………(1) đối với đơn thư kiến nghị của ông/bà…………………………………(2)………………./.
Nơi nhận: – Như trên; – ……………………..; -………………………; – Lưu: VT, NV. | ………………..(5) CHỨC DANH (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Thực trạng làm đơn kiến nghị, phản ánh của công dân:
– Công dân Việt Nam là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của Việt Nam, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của Việt Nam là quốc tịch của người đó.
– Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm mục đích phục vụ quyền công dân, mang đến cho người dân cuộc sống tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng, ở nước ta, quyền công dân, quyền con người rất được coi trọng, nó là cơ sở cho mọi sự phát triển từ kinh tế đến văn hóa, chính trị. Do đó, với bất kì trường hợp nào, công dân thấy chính sách, chủ trương, hoạt động quản lý của Nhà nước ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì họ toàn có quyền kiến nghị, phản ánh.
– Nhà nước Việt Nam luôn đưa ra những chủ trương, chính sách mang tính chất dân quyền, đảm bảo phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân một cách tối đa nhất. Các chính sách dân sinh, xây dựng dịch vụ công được Nhà nước tiến hành thường xuyên. Nhà nước luôn khẳng định, mục tiêu lớn nhất trong quá trình phát triển xã hội, xây dựng đất nước là đảm một môi trường phát triển lành mạnh, toàn diện cho người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, khi thực hiện công tác trường kỳ này, một bộ phận trong bộ máy quản lý Nhà nước xảy ra sai sót, dẫn đến thiệt hại, tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Trong những tình huống như vậy, người dân phải làm đơn kiến nghị, phản ánh.
– Đơn kiến nghị, phản ánh của công dân có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc với quyền công dân của cá nhân và cơ quan Nhà nước. Cụ thể như sau:
+ Đối với công dân: Đơn kiến nghị, phản ánh giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Ngay việc làm đơn phản ánh cũng chính là một trong những hình thức để công dân thực hiện quyền của công dân của họ. Đơn kiến nghị, phản ánh là tiếng nói của người dân về những bức xúc, sự không đồng tình với chủ trương, chính sách hay cách thức hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi công dân lên tiếng, cơ quan chức năng sẽ phải vào cuộc, xử lý, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ quyền công dân. Hơn nữa, việc làm đơn kiến nghị, phản ánh giúp người dân lấy lại quyền lợi của bản thân, giúp Nhà nước phát hiện ra những sai phạm, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước. Điều này góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Đối với Nhà nước: Đơn kiến nghị, phản ánh giúp Nhà nước nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, đưa ra những phương án hỗ trợ kịp thời để quyền công dân của mọi người dân được đảm bảo. Bộ máy quản lý Nhà nước chỉ có thể đảm bảo và được vận hành tốt khi những lỗ hổng, thiếu sót của nó được ngăn chặn kịp thời. Đơn kiến nghị, phản ánh là một trong những phương thức khách quan, rõ ràng nhất để Nhà nước phát hiện ra những thiếu sót đó.
Có thể nói, đơn kiến nghị, phản ánh là cách thức đảm bảo sự quản lý khách quan, toàn diện của Nhà nước đối với đời sống nhân dân; phương tiện truyền tải mong muốn của người dân với cơ quan chức năng về quyền lợi của mình. Giá trị đặc biệt hơn hết, nó giúp Nhà nước và nhân dân chung một tiếng nói, chung một chiến tuyến, từ đó cùng nhau phát triển đất nước, đưa Việt Nam đi lên.
– Hiện nay, việc làm đơn kiến nghị, phản ánh của người dân ngày càng nhiều. Bởi những chính sách mà Nhà nước đưa ra, tại một khâu vận hành nhất định xảy ra những sự cố, hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền công dân. Do đó. người dân làm đơn kiến nghị, phản ánh để kiến nghị lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để họ đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, để bảo vệ, phục vụ lợi ích của người dân một cách tối đa nhất. Đơn kiến nghị, phản ánh ở các địa phương ngày càng nhiều, điều này là căn cứ, cơ sở để Nhà nước vận hành lại công tác quản lý của mình.
3. Tiếp nhận và trả lời đơn kiến nghị, phản ánh của người dân:
– Làm đơn kiến nghị là quyền của công dân trong việc giảm sát hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mình. Tuy nhiên, đơn kiến nghị, phản ánh là hình thức mang tính quy chuẩn về mặt pháp luật. Nếu không đảm bảo những yêu cầu nhất định, đơn kiến nghị sẽ không được tiếp nhận và thụ lý. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP quy định về việc phân loại đơn đủ điều kiện xử lý và không đủ điều kiện xử lý, thì đơn kiến nghị đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Một trong những yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất của một lá đơn kiến nghị, đó là nội dung đơn phải được viết bằng tiếng việt. Nếu trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng. Cùng với đó, cũng giống như thể thức trình bày của các loại đơn khác, đơn kiến nghị phải được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh. Đây là nội dung quan trọng nhất của loại hình đơn này. Lá đơn phải trình bày vấn đề một cách rõ ràng, khách quan thì cơ quan có thẩm quyền mới thụ lý, xem xét nội dung kiến nghị của công dân. Muốn Nhà nước hiểu hết mong muốn, bức xúc của mình, người làm đơn phải trình bày rõ ràng, đúng ý. Hay nói cách khác, nội dung kiến nghị, phản ánh, phải được trình bày đầy đủ.
Ngược lại, Đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý bao gồm:
+ Đơn không đáp ứng được các yêu cầu đối với đơn đủ điều kiện xử lý. Tức thể thức trình bày không đúng với tiêu chuẩn chung của hệ thống pháp luật, nội dung trả lời thiếu rõ ràng, xác thực.
+ Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan , tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết: Đơn kiến nghị chỉ cần gửi cho một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan đó không đưa ra cho công dân câu trả lời thích đáng, không trả lời được nguyện vọng của nhân dân, lúc này các cá nhân mới tiếp tục gửi đơn kiến nghị lên cơ quan cấp trên.
– Đơn đã được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
– Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nhà nước luôn tôn trọng ý kiến của người dân, tiếp nhận đơn phản ánh, kiến nghị của người dân trên tinh thần nhìn nhận, tiếp thu. Tuy nhiên, sự kiến nghị đó phải có cơ sở, phải đảm bảo ý chí thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người dân. Với những trường hợp kiến nghị mang tính chất xuyên tạc, chia rẽ nội bộ dân tộc, chống phá đường lối của Đảng thì sẽ không được thụ lý. Thậm chí, những đối tượng làm đơn này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được. Như đã phân tích, hình thức của đơn phải được đảm bảo thì đơn đó mới được tiếp nhận. Một lá đơn không đảm bảo tính thẩm mỹ, hình thức cơ bản, thì chắc chắn sẽ không được tiếp nhận.