Quy định về việc sử dụng tem đăng kiểm? Các phần của tem kiểm định? Quy định về tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện xe cơ giới? Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định hết hạn khi nào? Mức xử phạt với hành vi làm, mua, sử dụng tem đăng kiểm giả?
Hiện nay, trên thực tế rất nhiều chủ xe khi tham gia phương tiện giao thông sử dụng giấy tờ giả, tem kiểm định giả vì một mục đích nào đó. Vậy quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với hành vi làm, mua, sử dụng tem đăng kiểm giả như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc sử dụng tem đăng kiểm:
Tem kiểm định có nội dung và hình thức tương ứng được pháp luật quy định theo mẫu 16.TKĐ tại Phụ lục ban hành tại Điều 39 Thông tư số 24/2013/TT-BKHCN. Theo đó, tem kiểm định được dán trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp.
Tem kiểm định được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không đủ chỗ hoặc không thể dán tem kiểm định thì được phép sử dụng giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường đó.
2. Các phần của tem kiểm định:
Tem kiểm định hình chữ nhật nằm dọc. Tem kiểm định có hai loại kích thước: (18 x 25) mm và (25 x 35) mm.
Tem kiểm định gồm ba phần, bao gồm:
– Phần trên in số hiệu của tem. Trong cùng một seri, số hiệu của tem phải là các số tự nhiên kế tiếp nhau.
– Phần giữa của tem:
+ Phần góc trái in seri của tem. Seri của tem gồm các ký tự in hoa. Seri của tem không được trùng nhau
+ Phần giữa in logo quy ước hoạt động: kiểm định đo lường. Chính giữa logo in hình như dấu kiểm định kiểu 1
+ Phần nền xung quanh logo có hoa văn hoặc ký hiệu khác để chống giả mạo.
– Phần dưới gồm hai hàng chữ và số. Hàng trên in dòng chữ “Có giá trị đến”. Hàng dưới ghi hai số chỉ của tháng và hai số cuối của năm là thời điểm hết giá trị của việc kiểm định. Giữa hai nhóm số này cách nhau bằng một dấu gạch ngang (-).
3. Quy định về tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện xe cơ giới:
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về tem kiểm định là biểu trưng cấp cho xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và được phép tham gia giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Tem kiểm định trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định công nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận kiểm định.
Tại Điều 9 Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT có quy định về Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định cụ thể như sau:
– Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT:
+ Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo có kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được chủ xe khai báo không kinh doanh vận tải được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.
+ Xe cơ giới không được tham gia giao thông đường bộ thì chỉ cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định.
+ Đối với xe cơ giới có Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT ô tô sản xuất lắp ráp có ghi nội dung chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và các xe quá khổ quá tải theo quy định tại
– Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm định quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT nhưng không vượt quá ngày hết hạn của Giấy đăng ký xe (nếu có) hoặc ngày xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
– Xe cơ giới được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày khi kiểm định đạt yêu cầu trong các trường hợp sau:
+ Xe cơ giới bị cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định theo quy định tại khoản 12 Điều 80
+ Xe cơ giới đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ chuyển vùng; xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo; xe cơ giới mới sản xuất lắp ráp đã có Phiếu kiểm tra xuất xưởng; xe cơ giới nhập khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu; xe cơ giới xuất khẩu đã có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp (trường hợp không có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất lắp ráp phải có tài liệu của nhà sản xuất) có nhu cầu tham gia giao thông để di chuyển về địa điểm xác định (khi kiểm định không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Thông tư này).
+ Xe cơ giới có nhu cầu di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trước khi thực hiện chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Đối với trường hợp này, khi kiểm định chủ xe không phải xuất trình, nộp các giấy tờ quy định tại Điều 6 của Thông tư này tuy nhiên cần cung cấp các tài liệu sau: hồ sơ thiết kế; tài liệu chứng minh phương tiện được chạy tự kiểm tra trong đường nội bộ của nhà máy đảm bảo an toàn tối thiểu 3000 km; văn bản cam kết của nhà sản xuất về việc chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong quá trình di chuyển để phục vụ nghiên cứu, thử nghiệm trong đó bao gồm cả phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động; bản khai thông số kỹ thuật kèm theo biên bản kiểm tra chất lượng sản xuất lắp ráp của nhà sản xuất và mục ghi chú của Giấy chứng nhận kiểm định được cấp phải ghi: “Chủ xe phải chạy đúng phạm vi, tuyến đường, thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển”.
– Giấy chứng nhận kiểm định được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe ô tô; đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì Tem kiểm định được dán vào khung xe, gần vị trí lắp biển số đăng ký, bên ngoài có lớp bảo vệ trong suốt.
– Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.
– Khi phát hiện hồ sơ do chủ xe cung cấp bị làm giả hoặc sửa chữa, tẩy xoá; Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã cấp không phù hợp với xe cơ giới đã kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp cho xe cơ giới (nếu còn hiệu lực) và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4. Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định hết hạn khi nào?
– Xe cơ giới đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mớ
– Đã có khai báo mất của chủ xe với đơn vị đăng kiểm
– Đã có thông báo thu hồi của các đơn vị đăng kiểm
– Xe cơ giới bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
– Đã có xác nhận của đơn vị đăng kiểm về sự không phù hợp giữa thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận kiểm định và thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới.
5. Mức xử phạt với hành vi làm, mua, sử dụng tem đăng kiểm giả:
Hành vi làm, mua, sử dụng tem đăng kiểm giả là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ sẽ có những chế tài xử lý: xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Xử phạt vi phạm hành chính:
– Trường hợp xe máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: bị xử phạt từ 1 triệu đồng – 2 triệu đồng khi sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc).
– Trường hợp xe ô tô (bao gồm cả rơ mooc hoặc sơ mi rơ được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô: xử phạt từ 4 triệu – 6 triệu đồng khi sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
* Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 202
– Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị
+ Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
+ Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên
+ Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên
+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.