Quy định của pháp luật về quỹ phòng chống thiên tai? Quy định về chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào?
Việt Nam là một đất nước thường xuyên hứng trọn những thiên tai, vì vậy việc thành lập quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ cho người dân sau những thiệt hại mà thiên tai gây ra là rất cần thiết. Vậy, theo quy định của pháp luật chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Phòng, chống thiên tai 2013;
– Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về quỹ phòng chống thiên tai:
Trước hết ta cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về định nghĩa quỹ phòng chống thiên tai là gì? Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi điểm a, b khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về quỹ phòng, chống thiên tai. Theo đó ta có thể hiểu quỹ phòng chống thiên tai như sau: Quỹ phòng, chống thiên tai là một loại quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm các loại như Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
Mỗi loại quỹ đều có một nguồn tài chính nhất định. Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định có nguồn tài chính của như sau
Nguồn tài chính của quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
Nguồn tài chính của quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
Mỗi loại quỹ đều có một mục đích hoạt động riêng cũng như các đối tượng hỗ trợ khác nhau, riêng đối với quỹ phòng, chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động cụ thể như: Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.
Bên cạnh đó Quỹ phòng, chống thiên tai cũng có những nguyên tắc hoạt động riêng tại được nhà nước quy định cụ thể như sau:
Quỹ phòng, chống thiên tai hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
Quỹ phòng, chống thiên tai hoạt động quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
Quỹ phòng, chống thiên tai có trách nhiệm trong việc hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
Mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán quỹ phòng, chống thiên tai sẽ do phủ quy định cụ thể việc
Tóm lại, Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập và Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động có trách nhiệm đóng vào quỹ này.
2. Quy định về chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai:
Liên quan đến vấn đề về chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay pháp luật đã quy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng và mức đóng góp. Theo đó ta có thể xác định được mức đóng, chế độ thu quỹ phòng chống thiên tai như sau:
Mức đóng góp là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo
Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức đóng bắt buộc vào quỹ phòng chống thiên tai là một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng trong trường hợp công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu là cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương , ở xã, phường, thị trấn, ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
Mức đóng bắt buộc vào quỹ phòng chống thiên tai là một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
Mức đóng bắt buộc vào quỹ phòng chống thiên tai là góp 10.000 đồng/người/năm trong trường hợp là những người lao động khác,
Ngoài ra quỹ phòng chống thiên tai còn có nguồn tài chính nhận từ hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và điều tiết từ quỹ trung ương và giữa các quỹ cấp tỉnh hoặc là thu lãi từ tài khoản tiền gửi, các nguồn hợp pháp khác,tồn dư quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.
Như vậy, theo quy định trên có thể xác định được mức đóng vào quỹ phòng chống thiên tai sẽ căn cứ trên mức lương tối thiểu vùng để tính chia cho số ngày công chuẩn, ngày công chuẩn sẽ do doanh nghiệp xác định trong nội quy. Tuy nhiên, ngày công chuẩn tối đa là 26 ngày.
Bên cạnh đó, tại nghị định này cũng quy định rất rõ ràng về những đối tượng được miễn, giảm, hoãn đóng góp vào quỹ. Cụ thể là quy định tại điều 13 Nghị định 78/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp. Theo đó ta có thể xác định được những đối tượng như sau:
Đối tượng được miễn đóng góp bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí; Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên; người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên; phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn; Hợp tác xã không có nguồn thu; tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn 0,02% tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp bao gồm:tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm, tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức đóng vào quỹ phòng chống thiên tai trên đã được phân bổ ra với từng đối tượng cụ thể, từ công chức, viên chức; đến người lao động theo hợp đồng lao động và người lao động tự do.
Nhằm đề cao trách nhiệm của các cá nhân trong việc chung tay với Nhà nước và cộng đồng trong phòng chống thiên tai, đồng thời huy động nguồn tài chính cho Quỹ phòng, chống thiên tai nên pháp luật đã quy định các cá nhân trên phải đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai Pháp luật cũng có quy định về các đối tượng không phải đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai.
Như vậy, từ những lập luận và phân tích nêu trên có thể thấy rằng liên quan đến vấn đề về chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai pháp luật đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể. Tùy vào từng đối tượng cụ thể, từ công chức, viên chức; đến người lao động theo hợp đồng lao động và người lao động tự do thì các mức đóng sẽ khác nhau.