Công văn cam kết là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để cam kết trước một hoặc một số chủ thể có thẩm quyền hay có liên quan về một hoặc một số sự việc nào đó. Dưới đây là mẫu công văn cam kết với cơ quan thuế và hướng dẫn chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn cam kết với cơ quan thuế?
1.1. Mẫu công văn cam kết không nợ thuế với cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp:
CÔNG TY………… Số: ……../………..
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Kính gửi: Cục/chi cục thuế ………….
(Địa chỉ:……………………………………..)
Tên doanh nghiệp:………………………………………………..
Mã số thuế:………………………………………………………….
Trụ sở chính:………………………………………………………..
Điện thoại:…………………….. Fax:……………………………..
Đại diện theo pháp luật ………………………Chức vụ: ………………………..
Hiện tại Công ty chúng tôi đang thực hiện thủ tục […], để có cơ sở báo cáo cho […] về tình hình hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Bằng văn bản này, Công ty …………… xin cam kết: Tính tới thời điểm hiện tại, công ty của chúng tôi không còn nợ bất kỳ loại thuế nào với cơ quan nhà nước.
Công ty chúng tôi xin cam đoan những nội dung mà công ty tôi đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật khách quan. Nếu sai, công ty chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách n
hiệm.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT; | Đại diện theo pháp luật của công ty (Ký và ghi rõ họ tên) |
1.2. Mẫu công văn cam kết thuế với cơ quan thuế dành cho cá nhân:
Từ 01/01/2022, bản cam kết thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dành cho những người có thu nhập chưa tới mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Bản cam kết thuế TNCN sẽ dùng theo mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
(Áp dụng khi cá nhân nhận thu nhập và ước tính tổng thu nhập trong năm dương lịch chưa đến mức chịu thuế TNCN)
Kính gửi: (Tên tổ chức, cá nhân trả thu thập)…………………………
- Tên tôi là: …………………………………..………………….……………
2. Mã số thuế: |
Địa chỉ cư trú: ……………………….………………..……………………
Tôi cam kết rằng, năm…………tôi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, nhưng theo ước tính tổng thu nhập trong năm của tôi không quá ……….(*) triệu đồng (ghi bằng chữ………………………………………….………) chưa đến mức phải nộp thuế TNCN. Vì vậy, tôi đề nghị (Tên Tổ chức, cá nhân trả thu nhập) …………………… căn cứ vào bản cam kết này để không khấu trừ thuế TNCN khi trả thu nhập cho tôi.
Tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
…., ngày … tháng … năm …
CÁ NHÂN CAM KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
Lưu ý: (*) Số tiền khai tại mục này xác định bằng mức giảm trừ gia cảnh được tính trong năm như sau:
VD: Trường hợp người viết cam kết không có người phụ thuộc là:
Số tiền khai là 11 triệu đồng x 12 tháng = 132 triệu đồng.
Trường hợp người cam kết có 01 người phụ thuộc thực tế phải nuôi dưỡng 10 tháng trong năm đó là:
Số tiền khai: 132 triệu đồng + 4,4 triệu đồng x 10 tháng = 176 triệu đồng
2. Hướng dẫn viết công văn cam kết với cơ quan thuế?
Mẫu công văn cam kết nói chung và các mẫu công văn nói riêng về công văn cam kết với cơ quan thuế phải đảm bảo bao gồm các thành phần thông tin phù hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, như sau:
– Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
– Số, ký hiệu của văn bản: Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm). Số và ký hiệu văn bản thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử. Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Đối với văn bản điện tử thì việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
– Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
– Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn. Phần kính gửi: Đối với công văn cam kết thuế với cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp là cục thuế cấp tỉnh hoặc chi cục thuế cấp quận huyện; đối với bản cam kết của cá nhân với cơ quan thuế, thì gửi đến tên tổ chức, cá nhân trả thu thập.
– Các thông tin đăng ký chính xác về doanh nghiệp: Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; người đại diện theo pháp luật, chức vụ, số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website…. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ thì ghi trực tiếp chức danh/chức vụ đó, nếu nơi nhận là chức danh/chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;
– Nội dung văn bản: Trình bày về hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc làm công văn với nội dung trên (ví dụ, trước đó, công ty đã có hoạt động khó khăn phải giải thể do đó công ty làm công văn cam kết không hoàn thuế)
– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
– Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức:
+ Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; đối với các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu thì có thể giao cấp phó ký thay. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
+ Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay, quy định về ký thừa lệnh này phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số.
– Nơi nhận: Cơ quan gửi và lưu hồ sơ. Lưu bản gốc tại Văn thư cơ quan và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Khi lưu văn bản điện tử thì lưu bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
3. Tại sao lại viết công văn cam kết với cơ quan thuế?
Công văn là một dạng văn bản hành chính được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, công ty, tổ chức. Công văn được sử dụng để làm phương tiện liên hệ chính liên hệ thông tin giao dịch, liên lạc công việc giữa các tổ chức cơ quan có thẩm quyền với nhau, giữa cấp dưới và người dân. Những mẫu công văn cam kết nhằm giúp các bên tránh được những trường hợp tranh chấp mâu thuẫn, đảm bảo quyền lợi của cơ quan, tổ chức từ đó đảm bảo được sự hợp tác bền vững giữa hai bên.
Đối với doanh nghiệp, Công văn cam kết với cơ quan thuế cũng góp phần thể hiện đúng lời hứa của cá nhân hoặc doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cam kết không nợ thuế, không hoàn thuế với cơ quan thuế. Công văn giúp cho các bên tránh được tình trạng không chịu làm theo một số điều khoản đã nêu trước đó…
Đối với cá nhân, khi cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế sau khi kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.