Sau khi một doanh nghiệp đã thay đổi giấy phép kinh doanh và thay đổi địa điểm trụ sở hoặc chi nhánh của mình thì công ty đó bắt buộc phải làm những thủ tục hồ sơ theo quy định để chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động sang Cơ quan bảo hiểm xã hội mới. Vậy đối với trường hợp công ty chuyển địa chỉ trụ sở mới nhưng lại cùng quận với địa chỉ cũ thì phải làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng quận:
Công ty……. Số:…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …..ngày….tháng….năm |
CÔNG VĂN
( V/v: Thông báo chuyển địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp)
Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN…
Tên doanh nghiệp: Công ty………………………………………………………..
Địa chỉ: Số….,ngõ……..,phường……, quận……….., thành phố…………..
Mã đơn vị:………………………………………………………………………………..
Mã số thuế:………………………………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số…do Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố …. cấp lần đầu ngày…/…/… thay đổi lần thứ… ngày…/…/….
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên:………………………………………………………Giới tính:………………..
Ngày sinh:………………………………………………………Quốc tịch:………………
CMND số:…………………………….do Công an tỉnh…….cấp ngày …/…/….
Địa chỉ trụ sở cũ: Số….,ngõ……..,phường……, quận……….., thành phố…….
Địa chỉ trụ sở mới: Số….,ngõ……..,phường……, quận……….., thành phố…….
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số…do Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố …. cấp lần đầu ngày…/…/… thay đổi lần thứ… ngày…/…/…
Vì vậy bằng công văn này, chúng tôi trân trọng thông báo tới quý cơ quan về việc công ty chúng tôi thay đổi địa chỉ đặt trụ sở công ty từ địa chỉ……tới địa chỉ
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn!
Trân trọng./.
Giám đốc
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 93
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội chính là cơ quan của nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội có chức năng như sau:
– Có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
– Có chức năng quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp
– Có chức năng thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, thanh tra bảo hiểm thất nghiệp, thanh tra bảo hiểm y tế và các nhiệm vụ khác.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
– Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt nam có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế:
+ Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn về các thủ tục, chuyên môn, các nghiệp vụ thực hiện những việc giải quyết chế độ, giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật; Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành các văn bản cá biệt và các văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, giải quyết về việc tính thời gian công tác đối với những người lao động mà không còn hồ sơ gốc để thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước thời gian ngày 01/01/1995 theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện công tác về thông tin, tuyên truyền, công tác về phổ biến các chế độ, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam xác định, khai thác và quản lý các đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tham gia bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức khai thác, đăng ký và tổ chức quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ như chế độ ốm đau, chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; tử tuất; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và ngay sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra việc đóng, việc trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế đối với những cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân; Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ chối việc đóng và việc yêu cầu chi trả những chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về việc đóng, thông tin quyền được hưởng các chế độ, các thủ tục thực hiện về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế khi người lao động và người sử dụng lao động hoặc các tổ chức công đoàn yêu cầu. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu, thông tin có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và sử dụng những quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm các quỹ sau: quỹ hưu trí và tử tuất; đối với quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đối với quỹ ốm đau và thai sản; đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; đối với quỹ bảo hiểm y tế theo đúng nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai và minh bạch, đúng mục đích theo đúng quy định của pháp luật; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức hạch toán những quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án đầu tư cho quỹ bảo hiểm xã hội, cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cho quỹ bảo hiểm y tế sau khi được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội đã phê duyệt
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm thất nghiệp, về bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật:
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam thanh tra chuyên ngành trong việc đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội:
Người sử dụng lao động phải có trác nhiệm sau đây:
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm lập hồ sơ để những người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, được đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm giới thiệu người lao động thuộc đối tượng suy giảm khả năng lao động đi khám và giám định mức suy giảm khả năng lao động ở Hội đồng giám định y khoa.
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm phối hợp với những cơ quan bảo hiểm xã hội để trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho những người lao động.
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm phối hợp với những cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho những người lao động, để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi những người lao động thực hiện chấm dứt
– Người sử dụng lao đông có trách nhiệm cung cấp chính xác, đầy đủ và kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến các việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo những yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở hay chi nhánh của công ty mình nhưng địa chỉ mới lại ở cùng cấp quận, huyện với địa chỉ cũ thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về vấn đề thay đổi địa chỉ tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi công ty đó đặt trụ sở. Doanh nghiệp chỉ cần thông báo tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nếu trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ nhưng lại cùng quận huyện với địa chỉ cũ chứ không cần làm các thủ tục chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giống như khi doanh nghiệp chuyển địa chỉ nhưng khác quận, huyện.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014