Các khoản đầu năm nhà trường được phép thu? Các khoản đầu năm nhà trường không được phép thu?
Hiện nay, vấn đề nan giải đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đó là những khoản chi phí phải đóng khi con của mình bước vào năm học mới. Vậy những khoản chi phí nào phải đóng và không phải đóng khi bước vào năm học mới, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Các khoản đầu năm nhà trường được phép thu:
- 1.1 1.1. Học phí:
- 1.2 1.2. Bảo hiểm y tế học sinh:
- 1.3 1.3. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
- 1.4 1.4. Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu:
- 1.5 1.5. Tiền phục vụ bán trú: tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú:
- 1.6 1.6. Học phẩm cho học sinh mầm non:
- 1.7 1.7. Nước uống học sinh:
- 1.8 1.8. Viện trợ, quà, tặng, cho:
- 2 2. Các khoản đầu năm nhà trường không được phép thu:
1. Các khoản đầu năm nhà trường được phép thu:
1.1. Học phí:
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định khái niệm học phí như sau:
“Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này.”
Học phí là một trong những khoản đóng bắt buộc mỗi khi bắt đầu năm học. Về nguyên tắc xác định học phí như sau:
– Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập:
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
– Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
+ Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
– Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục:
+ Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định
+ Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội
+ Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học; kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của
1.2. Bảo hiểm y tế học sinh:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Khi vào đầu năm học, đây là khoản nhà trường được phép thu bởi căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 12
1.3. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
Căn cứ quy định tại Điều 7
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
– Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm
– Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường
– Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
1.4. Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu:
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT quy định về kinh phí may đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu như sau:
“Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.”
1.5. Tiền phục vụ bán trú: tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú:
Theo quy định tại từng địa phương
1.6. Học phẩm cho học sinh mầm non:
Tùy từng địa phương
1.7. Nước uống học sinh:
Do địa phương quy định
1.8. Viện trợ, quà, tặng, cho:
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT quy định nội dung vận động và tiếp nhận tài trợ, cụ thể bao gồm:
– Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:
+ Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục
+ Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
– Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.
2. Các khoản đầu năm nhà trường không được phép thu:
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định các khoản mà ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, bao gồm:
– Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
– Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường
+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường
+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
+ Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.