Trưởng thôn là một chức danh quan trọng trong việc quản lý dân cư của một khu vực nhất định nhằm đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt, đời sống được diễn thuận lợi. Vạy để bầu trưởng thôn thì cần sử dụng mẫu nào, tất cả sẽ được tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Công tác chuẩn bị bầu cử:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn và thành lập Tổ bầu cử.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng kế hoạch bầu cử, hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ tổ chức hội nghị bầu cử.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch bầu cử.
– Thành phần hội nghị gồm có:
Trưởng thôn (hoặc Trưởng thôn lâm thời), Bí thư chi bộ thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư Chi đoàn Thanh niên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Chi hội trưởng Chi hội nông dân, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn và một số đoàn viên, hội viên thuộc các chi hội đoàn thể nêu trên nếu thấy cần thiết.
– Nội dung hội nghị gồm:
+ Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã công bố quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về ngày bầu cử và thành lập Tổ bầu cử.
+ Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến kế hoạch bầu cử, nhiệm vụ của Tổ bầu cử, trách nhiệm của Trưởng thôn, các điều kiện bảo đảm cho công tác bầu cử.
+ Đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phổ biến công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử Trưởng thôn, việc bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả và báo cáo kết quả bầu cử, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi bầu cử.
+ Hội nghị thảo luận và quán triệt công tác bầu cử.
+ Kết luận hội nghị của đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
2. Công tác hiệp thương:
Bước một: dự kiến danh sách người ứng cử.
Bước hai: tổ chức Hội nghị cử tri để thảo luận tiêu chuẩn và danh sách những người ứng cử.
Bước ba: tổ chức Hội nghị Ban công tác Mặt trận để ấn định danh sách chính thức những người ứng cử.
Như vậy có thể thấy công tác chuẩn bị cùng như hiệp thương cần hội tụ đầy đủ các cơ quan liên ngành để xác định các ứng cử viên sáng giá trước khi bắt đầu công tác bầu cử.
3. Công tác bầu cử:
Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND nhân dân cấp xã thành lập tổ bầu cử và quyết định nhiệm vụ của tổ bầu cử, Tổ trưởng tổ bầu cử chỉ đạo công việc bầu cử theo quy định tại Mục 3, Mục 4 – Điều 13 của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
3.1 Thành phần cử tri và hình thức bầu cử:
Thành phần cử tri bầu Trưởng thôn là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ do hội nghị cử tri quyết định tại cuộc họp cử tri.
Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Nếu thôn, bản, ấp, tổ dân phố có từ 100 hộ trở xuống thì có thể bầu cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định; có trên 100 hộ thì bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3.2 Trình tự bầu cử:
Bước 1: Bầu cử
– Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, thì hội nghị cử 3 người trực tiếp đếm số phiếu.
– Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín: hội nghị cử tri bầu ban kiểm phiếu từ 3 đến 5 người do Tổ trưởng tổ bầu cử giới thiệu trong số những người không ứng cử Trưởng thôn.
+ Tổ bầu cử chuẩn bị hòm phiếu, phiếu bầu có đóng dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã. Trên phiếu bầu ghi rõ họ tên những người ứng cử. Khi bầu cử, cử tri chỉ được lựa chọn một ứng cử viên trong danh sách ứng cử (không gạch họ tên người được lựa chọn) và gạch họ, tên những người mà cử tri không tín nhiệm. Nếu ở địa phương nào không có điều kiện in phiếu bầu thì cử tri tín nhiệm người nào trong danh sách người ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận ấn định thì ghi rõ họ và tên người đó vào phiếu bầu để trắng đã có đóng dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
+ Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu
Lưu ý trước khi Ban kiểm phiếu mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu. Tổ bầu cử có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
– Phiếu bầu không phải là phiếu theo mẫu của Tổ bầu cử phát ra.
– Phiếu không có dấu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
– Phiếu để số người được bầu là hai người trở lên.
– Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử.
– Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử hoặc phiếu có viết thêm.
Bước 2 : Ban kiểm phiếu bàn giao
– Tổng số cử tri của thôn theo thành phần toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ.
– Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu.
– Số phiếu phát ra.
– Số
– Số phiếu hợp lệ.
– Số phiếu không hợp lệ.
– Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
Người trúng cử Trưởng thôn là người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn.
Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử tri trong danh sách tham gia bỏ phiếu.
Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên ban kiểm phiếu và 02 người chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Tổ trưởng tổ bầu cử giữ 01 bản.
Bước 3: Thông qua biên bản kiểm phiếu.
Trường hợp số cử tri tham gia bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách hoặc vi phạm các quy định về bầu cử thì phải tổ chức bầu lại. Ngày bầu cử lại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu. Nếu bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lầm thời trong số những người ứng cử chính thức để hoạt động cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.
Bước 4 Công nhận kết quả bầu cử
Căn cứ Biên bản kết quả kiểm phiếu vào báo cáo kết quả hội nghị bầu Trưởng thôn của Tổ bầu cử, chậm nhất không quá 5 ngày làm việc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét ra Quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn hoặc quyết định bầu cử lại. Trưởng thôn chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
4. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng tổ dân phố:
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Bầu cử tổ trưởng tổ dân phố
Nhiệm kỳ …-…
Hôm nay, ngày … tháng … năm…, tên tổ chức (1) tiến hành bầu cử … nhiệm kỳ … – …
- Đại hội thông qua danh sách bầu cử gồm có các thành viên có tên sau đây:
- Ông/bà:…Chức vụ hiện tại:…
- Ông/bà:…Chức vụ hiện tại:…
- Ông/bà:…Chức vụ hiện tại:…
- Đại hội đã biểu quyết thông qua Ban (Tổ) Kiểm phiếu gồm 03 thành viên, do ông/bà:…làm trưởng ban, cụ thể như sau:
- Ông/Bà …Trưởng ban
- Ông/Bà …Thư ký
- Ông/Bà …Thành viên
III. Thành phần tham gia biểu quyết
– Tổng số thành viên tham gia biểu quyết: … , trong đó.
– Số phiếu phát ra…, chiếm tỉ lệ …%
– Số phiếu thu vào…, chiếm tỉ lệ …%
– Số phiếu hợp lệ …, chiếm tỉ lệ…%
– Số phiếu không hợp lệ …, chiếm tỉ lệ…%
- Kết quả kiểm phiếu:
Kết quả kiểm phiếu cụ thể như sau:
Số TT | Họ và tên | Số phiếu | Tỷ lệ % |
1 | |||
2 | |||
3 |
Căn cứ kết quả kiểm phiếu và số lượng cần bầu đã được Đại hội biểu quyết thông qua, những đồng chí sau đây đã trúng cử vào (2) nhiệm kỳ…-…(Xếp thứ tự theo số phiếu bầu từ cao xuống thấp, tỷ lệ % so với tổng số đảng viên chính thức được triệu tập)
Số TT | Họ và tên | Số phiếu | Tỷ lệ % |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
… |
Biên bản này được lập thành 03 bản, thông qua Đại hội lúc …giờ … ngày … tháng … năm …
T/M ĐOÀN CHỦ TỊCH T/M BAN KIỂM PHIẾU
Ghi chú:
(1)Tên tổ chức: Nêu đầy đủ tên tổ chức. Ví dụ: Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
(2) Nêu rõ bộ phận cần bầu cử để chọn ra các thành viên trong bộ phận đó. Ví dụ: Ban chấp hành công đoàn.
Bên trên là một số quy định về trình tự thủ tục khi bầu cử trưởng thôn trưởng ấp tổ trưởng tổ dân phố và mẫu biên bản bầu khi kiểm phiếu xong.