Hiện nay việc chuyên chở các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng không còn là vấn đề đau đầu đối với các chủ hàng hóa nữa vì đã có các loại xe siêu trường siêu trọng phù hợp để chuyên chở những loại hàng này. Vậy xe siêu trường, siêu trọng là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xe siêu trường, siêu trọng là gì?
- 2 2. Các loại xe siêu trường siêu trọng, siêu trường phổ biến nhất:
- 3 3. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ cần những điều kiện gì?
- 4 4. Mức phạt vi phạm như thế nào khi xe siêu trường, siêu trọng vi phạm?
- 5 5. Thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe:
1. Xe siêu trường, siêu trọng là gì?
– Tại Điều 13
– Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
– Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
– Theo đó hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ), khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của phương tiện và hàng xếp trên phương tiện) đo được như sau: Chiều dài lớn hơn 20 mét; Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét; Chiều cao (tính từ mặt đường bộ trở lên) lớn hơn 4,2 mét (trừ container). Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể tháo rời (chia nhỏ) có trọng lượng trên 32 tấn
– Do đó xe siêu trường, siêu trọng là loại xe chuyên dụng dùng để vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng có kích thước lớn không thể tháo rời.Xe siêu trường siêu trọng có trọng tải chở và kích thước phù hợp với từng loại mặt hàng, có giấy phép của Bộ Giao Thông Vận Tải về chở hàng siêu trường siêu trọng.
2. Các loại xe siêu trường siêu trọng, siêu trường phổ biến nhất:
– Mooc sàn: Loại này có kích thước cơ bản với chiều dài 12m – 14m, chiều rộng 2.5m, chiều cao 1.5m vận tải các mặt hàng có kích thước khá khiêm tốn
– Fooc lùn: Vận tải hàng máy móc có kích thước quá khổ với chiều dài 12m, chiều rộng 3.3 – 3.6m, chiều cao tính từ mặt đất từ 80cm – 1.1m. Tải trọng cho phép từ 30 tấn – 45 tấn tùy theo kết cấu nhà máy sản xuất
– Rơ móc thủy lực: Đảm bảo an toàn vì có hệ thống thủy lực giúp cân bằng, nâng hạ biên độ lên đến 30cm, tải trọng mỗi trục tối đa 45 tấn, các trục nối với nhau theo chiều dài không hạn chế lên đến 100m
– Trailer thủy lực 25 trục, trailer 8 trục, cà nông bẻ lái, mooc tự lái,…
3. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ cần những điều kiện gì?
Khi xe siêu trường, siêu trọng lưu thông trên đường thì lái xe phải đảm bảo về vấn đề an toàn giao thông đường bộ.
– Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
+ Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
– Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
– Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
– Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
+ Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét. Các loại xe này trước khi di chuyển phải tiến hành đi khảo sát đường bộ trước khi vận chuyển hàng hóa.
+ Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
4. Mức phạt vi phạm như thế nào khi xe siêu trường, siêu trọng vi phạm?
Theo quy định tại Điều 25
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định.
+ Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2. điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.
– Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng chở không đúng loại hàng quy định trong Giấy phép lưu hành.
– Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy phép lưu hành đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt nêu trên, nếu người điều khiển xe siêu trường, siêu trọng gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
5. Thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư
– Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
– Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
+ Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cấp Giấy phép lưu hành xe trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước.
+ Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Bước 3: Trả kết quả:
– Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe theo mẫu quy định
– Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép lưu hành xe phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp phải khảo sát đường bộ để quy định điều kiện tham gia giao thông hoặc gia cường đường bộ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ th, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ tiến hành khảo sát hoặc gia cường đường bộ.
– Thời hạn xem xét cấp giấy phép lưu hành xe không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả khảo sát hoặc báo cáo kết quả hoàn thành gia cường đường bộ của tổ chức tư vấn đủ điều kiện hành nghề bảo đảm cho xe lưu hành an toàn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–