Vay vốn ngân hàng gồm những cách thức nào? Trường hợp nào thì nên vay vốn ngân hàng? Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng?
Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ. Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho khách hàng. Vậy điều kiện để vay tiền ngân hàng là gì ? Đối tượng nào không được vay vốn ngân hàng ?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Vay vốn ngân hàng gồm những cách thức nào?
Hiện nay, các ngân hàng trong và ngoài nước có khá nhiều hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ cập như : vay tín chấp, vay thấu chi, vay trả góp … Tùy theo mục tiêu sử dụng bạn sẽ chọn hình thức vay nào tương thích với bản thân mình. Hãy cùng nhau điểm sơ qua các hình thức vay phổ cập
1.1. Vay tín chấp:
Là hình thức vay vốn ngân hàng không cần tài sản đảm bảo. Hình thức vay này dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí. Lãi suất cho khoản vay khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng
1.2. Vay thấu chi:
Đây là hình thức vay cho những khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ vay yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng
1.3. Vay thế chấp:
Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng. Theo hình thức vay này người đi vay phải có tài sản đảm bảo. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% – 120% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất không quá cao, phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn đôi khi sẽ khá cao.
1.4. Vay trả góp:
Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.
2. Trường hợp nào thì nên vay vốn ngân hàng:
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng vốn để kinh doanh hoặc chi tiêu cá nhân. Bởi vì, vay vốn tại ngân hàng có sự bảo đảm bởi pháp lý. Thay vì đi vay ở những app vay nóng, những group cho vay thông qua mạng Internet thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như mức lãi suất rất cao. Việc chọn vay vốn ở ngân hàng là giải pháp không của riêng một cá nhân hay tổ chức nào.
Cần cân nhắc nhu cầu của mình để chọn gói vay phù hợp mà thôi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể vay ngân hàng được cho nên bạn cần chuẩn bị hồ sơ rõ ràng và xem xét kỹ điều kiện của các ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng ban hành những chính sách và điều kiện đi kèm cho mỗi đối tượng vay để đảm bảo. Khi đáp ứng được thì yêu cầu vay vốn của bạn được chấp nhận.
3. Những đối tượng không được vay vốn ngân hàng:
Theo quy định tại
Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh:
Đối với khoản vay để thực hiện các hoạt động đầu tư vào ngành nghề mà pháp luật nghiêm cấm đầu tư kinh doanh sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay, vì khoản vay cần có mục đích sử dụng hợp pháp và không vi phạm pháp luật.
Giải thích cho việc này, cả ngân hàng và người đi vay cần lấy uy tín của mình ra làm vật thế chấp trên tinh thần nên khoản vay của khách hàng cần phải minh bạch, khách hàng không được sử dụng khoản vay vì mục đích đầu tư bất hợp pháp.
Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm:
Vay vốn để thanh toán chi phí không hợp pháp có nghĩa là khi bạn vay vốn và sử dụng khoản vay đó vì mục đích thanh toán các chi phí liên quan đến ngành nghề, dịch vụ mà nhà nước nghiêm cấm thì các ngân hàng cũng sẽ đánh rớt hồ sơ của bạn do không đảm bảo được mục đích sử dụng vốn vay.
Để có thể vay vốn tại các ngân hàng bạn cần phải chứng minh được khoản vay của mình không nằm trong danh sách bị từ chối và đặc biệt là không được sử dụng khoản vay vào những hoạt động trái pháp luật.
Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh:
Đây cũng là trường hợp tương tự như trường hợp đầu tiên trên, việc bạn vay vốn ngân hàng để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề mà pháp luật nghiêm cấm đầu tư thì các ngân hàng sẽ đánh rớt hồ sơ vay của bạn với lý do không tuân thủ vào quy định của nhà nước vì không đảm bảo được mục đích sử dụng khoản vay.
Việc sử dụng khoản vay để mua và sử dụng các loại hàng hóa bị nghiêm cấm đã xuất hiện từ rất lâu, được quy định cụ thể tại các điều luật của Ngân Hàng Nhà Nước và khi mục đích sử dụng vốn vay của bạn không hợp pháp thì sẽ không có ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào dám chấp nhận hồ sơ vay của bạn cả.
Để mua vàng miếng:
Có thể nói, vàng miếng là một trong những mặt hàng vô cùng nhạy cảm của thị trường và việc Ngân Hàng Nhà Nước nghiêm cấm việc vay vốn để mua vàng miếng là vô cùng có căn cứ. Cách để phát hiện những trường hợp vay tiền để mua vàng miếng cũng tương đối đơn giản, các nhân viên ngân hàng chỉ cần tinh ý xem lại thời điểm khách hàng thực hiện vay vốn xem có trùng khớp với thời điểm giá vàng lên xuống hay không, nếu trùng khớp thì khả năng cao bạn sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay nếu không đưa ra mục đích sử dụng vốn vay một cách thỏa đáng.
Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay:
Nhu cầu vay vốn để trả nợ khoản vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay là một trong những trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm, trừ trường hợp khoản vay được sử dụng để thanh toán tiền lãi vay phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng công trình mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự án xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Điều này được quy định cụ thể trong thông tư số 39/2016/TT-NHNN, việc bạn sử dụng khoản vay để chi trả lãi suất cho chính tổ chức tín dụng đó sẽ không được các ngân hàng chấp nhận cho vay và đồng nghĩa với việc hồ sơ vay của bạn bị đánh rớt.
Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài: Trường hợp không được vay vốn tại ngân hàng tiếp theo đó là vay vốn để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác, điều này đồng nghĩa với việc dòng tiền sẽ bị xoay vòng, phát sinh lãi suất rất nhiều và khách hàng thường sử dụng cách này trong những tình huống cấp bách, nếu bị phát hiện chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối khoản vay của bạn.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được chấp nhận vay vốn để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác như sau:
- Là khoản vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh
- Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ
- Là khoản vay chưa thực hiện lại cơ cấu trả nợ
Nếu bạn thuộc một trong 03 trường hợp ngoại lệ này thì khoản vay của bạn có khả năng cao sẽ được chấp nhận, tất nhiên là khoản vay mới phải được đảm bảo không ảnh hưởng đến khoản vay cũ.
4. Quy trình làm thủ tục vay ngân hàng như thế nào?
Phần lớn quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thông thường các nhân viên ngân hàng sẽ đặt câu hỏi với khách hàng xoay quanh: mục đích vay, số tiền cần vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu, tài sản đảm bảo là gì (nếu vay thế chấp), thu nhập trung bình hàng tháng bao nhiêu, nguồn thu nhập có ổn định không, các nguồn thu nhập chính…
Sau khi khảo sát, nhân viên ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay và hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ đầy đủ đảm bảo điều kiện vay vốn ngân hàng đó.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.
Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi
Bước 4: Giải ngân
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.