Thời gian qua, trước thực trạng nhiều người gặp khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Điều này khiến cho một bộ phận không nhỏ vay tiền nhưng sau một thời gian do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.
Mục lục bài viết
1. Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ – một khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong đầu tư và kinh doanh. Đây là một trong những rủi ro nhà đầu tư luôn phải đối mặt trong các hoạt động vay vốn hay chứng khoán dẫn đến không còn đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ trước đó. Vỡ nợ xảy ra không chỉ ở những cá nhân, doanh nghiệp, mà ngay cả một quốc gia cũng có thể gặp phải.
2. Phân loại các kiểu vỡ nợ:
Thứ nhất, chia theo tiêu chí có bảo đảm hay không:
Vỡ nợ trên khoản vay có bảo đảm
Khi vay ở ngân hàng hoặc bất kỳ tổ chức cá nhân nào thì hầu như đều được đảm bảo khoản vay bằng tài sản của người vay. Một khi bạn không hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cả gốc lẫn lãi theo điều khoản ghi trong hợp đồng thì người cho vay sẽ bán tài sản bảo đảm để đảm bảo bạn thực hiện đúng nghĩa vụ.
Vỡ nợ khoản vay không có bảo đảm
Các khoản vay không có tài sản bảo đảm luôn đồng hành với rủi ro thua lỗ rất cao. Tuy nhiên người vay thì vẫn có nghĩa vụ hoàn trả số tiền vay đúng hạn và với lãi suất đã thỏa thuận trước. Nếu không rất có thể người vay sẽ chịu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, chia theo tiêu chí chủ thể vay:
Vỡ nợ cá nhân
Vỡ nợ cá nhân xảy ra khi một cá nhân bất kỳ không đúng hạn thanh toán tín dụng, vay, thế chấp của mình. Ví dụ như vay tiền qua app. Vì các app vay luôn tạo điều kiện cho việc vay tiền thủ tục nhanh gọn lãi suất không rõ ràng. Theo hồ sơ của lực lượng chức năng, thông thường, trong vòng 3-5 ngày người vay sẽ phải thanh toán tiền gốc trong khi tiền lãi sẽ được cắt ngay khi giải ngân. Nếu không thực hiện như cam kết, số tiền lãi sẽ nhanh chóng “đẻ” ra lên tới 2.190%/năm. Vì không thể trả tiền trong thời hạn ngắn quy định nhiều người bị đẩy vào tình trạng khốn đốn chật vật và bị khủng bố bởi chính những chủ thể cho họ vay tiền. Điển hình là hình thức gọi điện đe dọa người thân bạn bè hay công ty doanh nghiệp họ làm việc khiến họ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Công ty doanh nghiệp thì có thể cho họ nghỉ việc, bạn bè thì xa lánh họ còn gia đình thì thất vọng về họ. Thậm chí, hình ảnh của “con nợ” sẽ được cắt ghép, chỉnh sửa rồi đưa lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ uy tín, hạ danh dự, làm nhục để thúc ép họ hoặc người nhà phải trả tiền, thực sự gây bức xúc trong dư luận. Điều này sẽ tạo ra những hậu quả xấu cho chính bản thân người vay nợ. Cụ thể:
– Ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự và khả năng tín dụng trong tương lai.
– Thường phải chịu lãi suất cho vay cao hơn bình thường vì lịch sử tín dụng không tốt.
– Giảm khả năng vay nợ để cải thiện tình hình nếu kịp xử lý hậu quả của lần vay nợ trước.
– Có khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý và hình sự nếu người cho vay truy cứu.
Vỡ nợ Doanh nghiệp
Khi tình hình kinh doanh của một công ty không khả quan thì rất có khả năng vỡ nợ doanh nghiệp xảy ra. Công ty không thể tạo ra dòng tiền để thanh toán các khoản nợ, lãi cho nhà đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp trong một thời gian dài. Tình hình tài chính công ty như vậy sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng:
Khi doanh nghiệp công ty mất khả năng thanh toán có thể gây ảnh hưởng đến một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế.
Thậm chí điều này còn ảnh hưởng đến tín dụng và tính thanh khoản của thị trường tài chính đất nước.
Ví dụ như sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào ngày 15/9/2008 một trong những ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ, phá sản. Sự sụp đổ của thể chế tài chính này cùng với khoản nợ hơn 600 tỷ USD đã tạo cú sốc mạnh tới thị trường tài chính thế giới. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở nhiều quốc gia.
Vỡ nợ Chính phủ
Vua Tây Ban Nha – Philip II từ thế kỷ 16 đã chứng kiến nước mình vỡ nợ 4 lần trong giai đoạn trị vì. Hy Lạp và Argentina cũng đã thất hẹn với các chủ nợ lần lượt 7 và 9 lần trong 200 năm qua. Từ xưa các nhà nước cổ đại đã có thể bị vỡ nợ vì thế nếu đất nước của bạn vỡ nợ trong thời đại hiện nay hậu quả để lại còn nghiêm trọng hơn:
Đồng tiền nội bộ mất giá: người dân thường có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng khi một đất nước sắp vỡ nợ, sau đó mang ra nước ngoài để gửi. Điều này có thể khiến các ngân hàng không đủ tiền dự trữ để trả cho người gửi tiền khiến đồng nội tệ rớt giá nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến lạm phát.
Các nhà đầu tư e dè khi muốn đầu tư vào nước bạn: Các quốc gia hay tổ chức sẽ đắn đo suy nghĩ hơn khi cho các quốc gia từng vỡ nợ vay tiền. Vì họ lo về việc khó thu hồi vốn đã cho vay và lãi suất. Các quốc gia đã từng vỡ nợ mất khả năng thanh toán thì có khả năng họ sẽ phải chịu lãi suất cao.
3. Không còn khả năng trả nợ bị xử lý như nào?
Vỡ nợ trong quan hệ dân sự
- Trường hợp có tài sản bảo đảm hoặc có bên thứ 3 bảo lãnh
Quan hệ vay tài sản là giao dịch mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó, pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,..Từ đó, khi bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,…Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.\
- Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp, cầm cố mất khả năng chi trả nợ.
Khi đó, bên cho vay làm đơn khởi kiện đến
Tòa sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án (tự nguyện thi hành). Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp việc vỡ nợ bị chuyển sang quan hệ hình sự:
Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
–
– Trường hợp sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
4. Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ:
Bước 1, về thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ:
Làm đơn khởi kiện cần có những nội dung về nhân thân của bạn, của những người nợ tiền, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người đó nợ tiền.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ thực hiện những thủ tục sau: xem xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; tiến hành phiên họp. kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp các đương sự không thể hòa giải với nhau, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Bước 2, về thủ tục yêu cầu thi hành án:
Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án buộc những người vay tiền phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục không tự nguyện hoàn trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án.
Theo quy định tại Điều 30 và Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.