Thừa kế di sản, phân chia di sản thừa kế là một trong những vấn đề diễn ra hết sức phổ biến trong thực tế và được nhiều người đặc biệt quan tâm. Một trong những vấn đề liên quan đến thừa kế và phân chia di sản thừa kế, là việc ủy quyền. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về mẫu giấy ủy quyền thừa kế di sản, phân chia di sản thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền phân chia thừa kế tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
GIẤY ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày…..tháng….năm……
Tôi là ………., sinh năm …….., mang chứng minh nhân dân số ……….. do ……… cấp ngày …/…/…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………….. ,
Bằng văn bản này, tôi đồng ý ủy quyền cho:
Người được ủy quyền: Ông (bà) ………., sinh năm …….., mang chứng minh nhân dân số ……….. do ……… cấp ngày …/…/…., đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………..
Được đại diện và nhân danh tôi thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, liên quan đến việc khai nhận/phân chia di sản của bố tôi là ông ………. (sinh năm …., chết ngày ………), đối với di sản là: quyền sở hữu ½ (một phần hai) ngôi nhà và thửa đất số …….. tờ bản đồ số ………., tại địa chỉ: …………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số …………. do ……..cấp ngày …/…./….. Đồng thời, thay mặt và nhân danh tôi tặng cho mẹ tôi là bà ……… (sinh năm ….., mang chứng minh nhân dân số ……. do ………. cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………….) toàn bộ kỷ phần thừa kế mà tôi được hưởng từ ông ………. đối với di sản nêu trên.
Trong phạm vi được ủy quyền, ông (bà) ………. được thay mặt và nhân danh tôi lập và ký tên trên các văn bản, giấy tờ cần thiết và đóng các khoản phí có liên quan tới việc thực hiện nội dung ủy quyền nêu trên.
Thời hạn ủy quyền: Ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi công việc ủy quyền trên hoàn tất, hoặc chấm dứt theo quy định của Pháp luật.
Cam kết: Tôi cam kết nội dung tặng cho quyền thừa kế mà tôi ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện và không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công việc do Bên được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên.
Tôi đã đọc lại toàn văn
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Thừa kế di sản, phân chia di sản thừa kế là gì?
2.1. Thừa kế di sản:
– Thừa kế di sản là vấn đề quen thuộc, gắn liền với thực tế của mỗi cá nhân. Di sản thừa kế có thể hiểu là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Hay nói cách khác, di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế.
– Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.
– Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại.
Di sản thừa kế chính là những tài sản mà người chết để lại. Do đó, thừa kế di sản được hiểu là việc thừa phần di sản cho người chết để lại. Trong trường hợp người chết để lại di chúc, người thừa hưởng di sản là người mà trong di chúc được chủ sở hữu di sản đó nói rõ để lại cho họ. Trong trường hợp người chết không để lại di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo pháp luật (quy định cụ thể tại
Ví dụ: Ông Đặng Văn N, sinh năm 1946. Năm 1966, ông kết hôn cùng vợ là bà Trần Thị B. Trong quá trình sinh sống với nhau, ông bà sinh ra ba người con là: anh Đặng Văn M sinh năm 1968, chị Đặng Thu G sinh năm 1970, anh Đặng Văn K sinh năm 1977. Ông bà cùng nhau gây dựng được khối tài sản tương đối nhờ vào việc kinh doanh buôn bán. Tài sản của ông bà gồm có: Hai miếng đất ở với diện tích 1000m2/ miếng; một xưởng sản xuất gỗ; một sổ tiết kiệm trị giá 3 tỷ đồng. Vào năm 2014, thấy sức khỏe của hai vợ chồng ngày càng xuống dốc, vợ chồng ông N, bà B quyết định lập di chúc. Trong bản ghi chúc, ông bà đã ghi rõ ý chí của mình như sau: Xưởng sản xuất gỗ để lại cho con trai út là anh Đặng Văn K. Anh Đặng Văn M và chị Đặng Thu G mỗi người được nhận 1 miếng đất. Số tiền tiết kiệm 3 tỷ sẽ được gửi cho quỹ từ thiện trẻ em nghèo quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (nơi hai ông bà sinh sống). Bản di chúc đã được công chứng. Năm 2018, vợ chồng ông N, bà B mất. Bản di chúc có hiệu lực. Ba người con của ông bà tiến hành thừa kế di sản.
2.2. Phân chia di sản thừa kế:
– Phân chia di sản thừa kế được hiểu là sự phân chia di sản do người chết để lại. Nếu việc phân chia đã được xác định trong di chúc thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc. Nếu người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua
–
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.
Sau khi người để lại di sản mất, những người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sẽ có quyền đứng ra, yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Điều này đảm bảo tính nhất quán, khách quan trong việc sở hữu tài sản do người chết để lại.
3. Ủy quyền phân chia di sản thừa kế tài sản:
– Ủy quyền được hiểu là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
– Theo quy định của pháp luật, bất kì người nào đều có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện một; hoặc nhiều giao dịch dân sự (trừ một số trường hợp đại diện theo ủy quyền thực hiện các vấn đề liên quan đến quan hệ nhân thân của người được đại diện như ủy quyền thực hiện ly hôn, ủy quyền thực hiện quyền thay đổi họ tên…). Do vậy, để tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người thừa hưởng di sản thừa kế có thể ủy quyền đại diện thực hiện thay các hoạt động này theo Khoản 1 Điều 138
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
– Vì điều kiện không thể trực tiếp tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người thừa kế có thể lập
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn H sinh năm 1952. Ông có vợ là bà Phạm Thị B, 5 con là Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn M, Nguyễn Thị U, Nguyễn Văn Q và Nguyễn Thị L. Năm 2020, hai vợ chồng ông H và bà B mất do tai nạn giao thông. Tài sản ông bà để lại gồm một miếng đất với diện tích 600 m2 và nhà trên đất; 2 hec-ta đất nông nghiệp. Ông bà mất không để lại di chúc. Sau khi ông H và bà B mất, các con tiến hành phân chia di sản thừa kế. Anh Nguyễn Văn D sống và làm việc tại Phan Thiết. Các thành viên còn lại cùng sinh sống tại Hải Phòng (nơi có di sản thừa kế). Tại thời điểm tiến hành phân chia di sản thừa kế, do dịch bệnh nên anh D không trực tiếp về được. Vì vậy, anh D đã làm giấy ủy quyền cho anh M đại diện mình để tiền phân chia di sản thừa kế. Giấy ủy quyền đã được công chứng, chuyển về Hải Phòng cho anh M. Có giấy ủy quyền của anh D, các thành viên còn lại cùng đến văn phòng công chứng nơi có miếng đất để tiến hành làm thủ tục phân chia di sản thừa kế do bố mẹ để lại.