Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm hồi tố trong văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên căn cứ vào các trường hợp đã áp dụng hồi tố trong lĩnh vực pháp lý trước đây, thì có thể hiểu hồi tố là một dạng hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hiệu lực hồi tố là gì?
Trong lĩnh vực pháp luật; các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ra đều được quy định về hiệu lực thi hành của văn bản đó. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực; thì nó sẽ không được vận dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh trong quá khứ nữa. Mặt khác; những hành vi, những mối quan hệ xã hội diễn ra trong thời gian nào; thì sẽ áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang có hiệu lực để điều chỉnh trong thời gian đó.
Tuy nhiên; cuộc sống luôn phát triển, biến đổi và vận động không ngừng; không một ai có thể lường trước hết được những trường hợp có thể xảy ra. Chính vì vậy trong một số trường hợp nhất định như cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì kể cả các hành động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh; vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành. Việc áp dụng này được gọi là hồi tố
– Hiệu lực hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.
Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật:
– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
– Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
Do đó, hiệu lực hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự. Đối với hành vi được pháp luật hình sự quy định, là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
Trong lĩnh vực kế toán là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra; áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách đó Căn cứ theo chuẩn mực 29 tại Quyết định 12/2005/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 15/02/2005 về việc Ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4). Hồi tố trong lĩnh vực kế toán được áp dụng trong 3 trường hợp: Thay đổi chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót kế toán.
2. Trường hợp áp dụng và không áp dụng hồi tố trong văn bản quy phạm pháp luật:
– Áp dụng hồi tố được quy định tại Điều 152
– Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
+ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.
– Thời hạn áp dụng hồi tố: Trong các quy định hiện tại; thì không có quy định về thời hạn để hồi tố. Việc áp dụng hiệu lực hồi tố nếu xét về chiều dài thời gian; thì sẽ không có những cột mốc để chấm dứt hiệu lực này. Việc viện dẫn hiệu lực hồi tố dựa vào những đặc điểm, điều kiện áp dụng của hiệu lực hồi tố; chứ không xét trên phương diện các giới hạn thời gian.
3. Áp dụng hồi tố trong văn bản quy phạm pháp luật hiện nay:
3.1. Hồi tố trong dân sự:
Căn cứ Điều 1
– Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
– Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
– Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
– Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 người có thẩm quyền kháng nghị mới kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, thì căn cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định của Bộ luật này;
– Đối với những vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý giải quyết trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì Tòa án đã thụ lý tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không chuyển cho Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết;
6. Khi giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án tiếp tục áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về án phí, lệ phí Tòa án, chi phí tố tụng khác cho đến khi có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì áp dụng mức án phí thấp hơn so với mức án phí áp dụng đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường.
3.2. Hồi tố trong hình sự:
Cụ thể tại Điều 7
– Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
– Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
– Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Tóm lại, hiệu lực hồi tố mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng. Về nguyên tắc và các quy định của pháp luật Việt Nam thì không có hiệu lực hồi tố, tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và mang lại một ý nghĩa nhân văn to lớn nên trong một số trường hợp pháp luật nước ta vẫn cho phép áp dụng hiệu lực hồi tố theo hướng có lợi cho người phạm tội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–
–